Tại sao cần ưu tiên lắng nghe trong tổ chức?

Tại sao cần ưu tiên lắng nghe trong tổ chức?

“Với mỗi đô la chi cho phản hồi của nhân viên, các công ty tiết kiệm được hàng trăm đô la cho phản hồi của khách hàng”, đó là nhận định của Troy Stevenson, cựu phó chủ tịch về trung thành khách hàng tại eBay. Khi tổ chức lắng nghe nhân viên của mình, họ sẽ tạo nên tiếng nói chung, từ đó hướng đến thảo luận về những vấn đề quan trọng, xây dựng văn hóa làm việc lành mạnh.

Xây dựng niềm tin cho nhân viên

Các mô hình lãnh đạo kiểu ra lệnh, hà khắc không còn phù hợp với môi trường doanh nghiệp hiện đại ngày nay. Thay vào đó, các tổ chức dần hướng đến nền văn hóa dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo không biết rằng để đưa ra hành động minh bạch, rõ ràng hay để cung cấp phản hồi thẳng thắn, tôn trọng thì chỉ cần hành động “nhỏ” là lắng nghe.

Lắng nghe là “công cụ” giúp xây dựng lòng tin, “gỡ rối” vấn đề khi nhân viên mất gắn kết với đội ngũ lãnh đạo. Những người cấp trên có thể ghé thăm từng bộ phận phòng ban để hiểu hơn về họ hay trò chuyện với nhau trong các buổi ăn trưa. Khi có cơ hội trực tiếp nói lên suy nghĩ, vấn đề của mình, nhân viên sẽ cảm nhận được phản hồi của họ là quan trọng, từ đó gia tăng niềm tin vào tổ chức. Ngoài ra, khi xây dựng quy trình xử lý phản hồi bài bản, đưa ra hành động thực tế, không phải chỉ là “tám chuyện” vui, từ đó thúc đẩy nhân viên chủ động phản hồi hơn.

Lắng nghe sẽ giúp tổ chức củng cố niềm tin trong nhân viên.

Thể hiện sự coi trọng của tổ chức

Đưa việc lắng nghe vào đào tạo là một cách thú vị để doanh nghiệp thể hiện sự coi trọng nhân viên. Lan tỏa văn hóa lắng nghe sẽ mở không gian cho mọi người tiếp nhận thông tin. Để thực hiện điều này cần 3 bước: tĩnh tâm, hiện diện và rộng lượng.

Tĩnh tâm sẽ giúp “san lấp” những tiếng nói phiền nhiễu trong đầu, tạo khoảng trống để chú ý lời nói của người khác. Hiện diện tức là việc tổ chức để tâm đến những trải nghiệm của nhân viên và những điều xung quanh họ. Còn rộng lượng được hiểu là sẵn sàng tiếp nhận việc giao tiếp và tin rằng việc này sẽ hỗ trợ cho tổ chức.

Món quà lớn nhất mà những người lãnh đạo có thể dành tặng cho nhân viên của mình chính là những kinh nghiệm. Thực hiện khóa đào tạo về lắng nghe sẽ mang đến môi trường làm việc sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, cải thiện sức khỏe tinh thần và hình ảnh của nhân viên, đồng thời tạo động lực thúc đẩy giao tiếp trực tiếp và thường xuyên hơn, giảm những hiểu lầm không đáng có.

Ngược lại, việc tổ chức không phản hồi hay ghi nhận các ý kiến của nhân viên cho thấy sự thiếu coi trọng với các cá nhân. Những hành động nhỏ như ghi nhận những góp ý, phản hồi lại và đưa ra hành động cụ thể sẽ tạo khác biệt lớn cho tổ chức. Những lời tán thưởng ấy sẽ chính là “liều thuốc” duy trì lòng trung thành lâu dài.

Tôn trọng mỗi cá nhân sẽ giúp nhân sự gắn bó hơn.

Thu thập các thông tin có giá trị nhằm cải thiện công ty

Khi chú trọng vào lắng nghe, tổ chức sẽ biết được những xu hướng, phương pháp, cách làm nhằm nâng cao trải nghiệm của họ. Lắng nghe không chỉ đơn giản là việc trao đổi trực tiếp tại không gian làm việc mà còn có thể qua các công cụ quét trực tuyến hay những cuộc khảo sát, phỏng vấn, đánh giá. 

Nhờ các thông tin thu thập được, tổ chức sẽ “đồng cảm” hơn với những suy nghĩ, cảm nhận và công việc của nhân viên. Từ đó điều chỉnh và đưa ra các kế hoạch, chiến lược phù hợp với từng cá nhân cũng như sứ mệnh chung của tổ chức

Nhiều doanh nghiệp sẽ thắc mắc cần thực hiện các cuộc khảo sát với tần suất như nào và đưa những thông tin gì? Điều này cũng sẽ nhờ vào việc lắng nghe. Bên cạnh đó, những thông tin thu thập cũng cần biến thành các mục tiêu cụ thể để dễ dàng thực hiện, đo lường, phân tích kết quả.

Những chia sẻ, câu chuyện của nhân viên sẽ mang lại nhiều thông tin có lợi cho doanh nghiệp

Lắng nghe nhân viên là một bước tất yếu và vô cùng quan trọng trong các dịch vụ tư vấn chiến lược của Blue C. Bộ câu hỏi phù hợp, nền tảng khảo sát chuyên nghiệp, các ý tưởng truyền thông khảo sát phong phú và các nhận định từ đội ngũ chuyên gia sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược văn hoá doanh nghiệptruyền thông nội bộ bài bản, sát với thực tế và giải quyết đúng những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Vân Anh

(The Forbes)

Bài Viết Liên Quan