Quay trở lại văn phòng: Đừng mắc sai lầm như Apple

Quay trở lại văn phòng: Đừng mắc sai lầm như Apple

Sự phản đối của nhân viên Apple về kế hoạch quay trở lại làm việc của “ông lớn” có thể là dấu hiệu cho thấy một “hố sâu” giữa doanh nghiệp và nhân viên nếu các công ty không có các chính sách cho việc trở lại văn phòng phù hợp.

Vào tháng 6 vừa qua, Apple đã đưa ra kế hoạch quay trở lại văn phòng làm việc do việc tiêm chủng vaccine đã phủ rộng và số ca nhiễm thuyên giảm. Tim Cook đã gửi email cho nhân viên với nội dung là kể từ đầu tháng 9, họ sẽ làm việc tại công ty ít nhất 3 ngày/tuần, cụ thể vào thứ Hai, thứ Ba và thứ Năm.

Tại thời điểm đó, một số người đã đánh giá cao quyết định nhanh chóng của Apple bởi sẽ giúp nhân viên có sự chuẩn bị kỹ càng. Tuy nhiên, số lượng lớn nhân viên tỏ ra không hài lòng về chính sách này.

Nguy cơ đánh mất nhân tài

Một bức thư từ 80 nhân viên đã gửi đến cho Tim Cook và ban lãnh đạo của Apple được công bố trên trang The Verge. Nội dung bức thư có đề cập đến mối quan tâm của nhân viên về việc chính sách làm việc linh hoạt này của Apple khiến một số đồng nghiệp của họ phải nghỉ việc. Bức thư nhấn mạnh chính sách mới của Apple như bắt buộc họ phải lựa chọn giữa gia đình, sức khỏe bản thân với việc cống hiến, trở thành một phần của Apple. Đưa ra quyết định khó khăn này không phải điều mà họ mong muốn. 

Với một công ty quy mô lớn như Apple, 80 người có vẻ không nhiều nhưng con số thực tế lớn hơn như vậy. Nhân viên Apple đã tạo một cuộc khảo sát trên kênh Slack dành cho nhóm ủng hộ làm từ xa và nhận được 1.749 phản hồi. Kết quả không mấy ngạc nhiên khi 90% lựa chọn “Hoàn toàn đồng ý” với ý kiến “Việc linh hoạt lựa chọn địa điểm làm việc rất quan trọng đối với tôi”. Hơn 50% cho rằng họ lo lắng một số đồng nghiệp sẽ nghỉ việc và 37% sẽ nghỉ việc bởi các chính sách thiếu tùy chọn linh hoạt.

Chính sách đưa ra sai thời điểm

Chính sách mới của Apple sẽ phù hợp hơn nếu như đại dịch đã qua đi và chấm dứt hẳn. Nhưng thực tế không phải vậy. Tại thời điểm đó, hàng triệu người ở Mỹ chưa được tiêm chủng, bao gồm cả trẻ em – nhóm đối tượng có thể bị ảnh hưởng bởi những người lớn đã được tiêm vaccine. Bởi những người đã tiêm chủng dù không bị bệnh nhưng vẫn có thể truyền virus sang người khác. Đặc biệt là khi biến thể Delta mới càng khiến diễn biến dịch bệnh phức tạp, số lượng ca nhiễm ở một số khu vực tăng cao khó lường.

Chính bởi những lý do đó, việc để nhân viên tiếp tục cách ly, làm tại nhà sẽ là lựa chọn an toàn hơn hoặc để các nhóm nhỏ thay phiên nhau đến văn phòng thay vì yêu cầu tất cả phải có mặt tại công ty cùng thời gian như cách Apple đã lựa chọn.

Thiếu sự thấu hiểu, lắng nghe

Nhân viên cho rằng Apple không hề quan tâm đến suy nghĩ, cảm nhận của họ. Một nhóm các nhà nghiên cứu Stanford đã phỏng vấn 30.000 người lao động tại Mỹ về sở thích làm việc từ xa của họ vào tháng 5 năm ngoái. Với câu hỏi về ngày làm ở nhà mong muốn, kết quả cho thấy ngày thứ Sáu đứng vị trị đầu tiên, tiếp đến là thứ Hai và sau đó là thứ Ba. Ngày thứ Tư nằm ở vị trí cuối bảng với 18% lựa chọn. Tuy nhiên, thứ Tư lại là một trong hai ngày mà Apple cho phép nhân viên làm ở nhà.

Apple sau đó liên tục nhắc nhở về kế hoạch làm việc trở lại nhưng không có bất kỳ động tĩnh gì về những phản hồi tiêu cực của nhân viên. Trong mail thông báo của Cook, ông viết: “Tôi rất mong được nhìn thấy gương mặt các bạn. Và tôi biết rằng không chỉ có mình tôi nhớ đến những hoạt động, những năng lượng, sức sáng tạo, những kết nối khi họp mặt trực tiếp hay cả những ý thức cộng đồng chúng ta đã xây dựng”.

Nhóm nhân viên ủng hộ làm từ xa đã chỉ ra lời nói ấy khiến họ cảm thấy dường như không có sự liên kết giữa cái nhìn của lãnh đạo về làm việc từ xa với những điều mà nhân viên trải nghiệm. Họ nhấn mạnh “không chỉ không được lắng nghe mà còn bị cố ý phớt lờ”.

Vân Anh

(Theo Inc)

Mọi khái niệm xoay quanh “công việc” đều đã thay đổi do hậu quả của đại dịch. Nếu như các nhà lãnh đạo, quản lý không “thức tỉnh” trước những thay đổi này thì sẽ “tuột mất” nhân tài của mình vào những tổ chức khác. Việc lắng nghe, thấu hiểu những nguyện vọng, mong muốn của nhân viên trước mỗi quyết sách sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng vào nơi làm việc đã chọn. Với giải pháp ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG CỦA NHÂN VIÊN SAU ĐẠI DỊCH, Blue C sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về những vấn đề nhân viên gặp phải và tìm kiếm các lời khuyên, giải pháp tư vấn tuyệt vời nhất để doanh nghiệp sẵn sàng trở lại mạnh mẽ hơn.

Bài viết liên quan:

Văn hóa doanh nghiệp – “La bàn” trong khủng hoảng

Những lưu ý cho doanh nghiệp khi phát triển mô hình làm việc kết hợp

Tạo dựng niềm tin khi làm việc từ xa: Làm sao cho đúng?

Bài Viết Liên Quan