5 lý do khiến hoạt động đào tạo của doanh nghiệp không hiệu quả

5 lý do khiến hoạt động đào tạo của doanh nghiệp không hiệu quả

Một kế hoạch đào tạo nội bộ không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc của nhân viên, khiến họ mất đi cơ hội học tập và phát triển. Sớm nhận ra những sai lầm và thay đổi chúng sẽ giúp doanh nghiệp tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và đạt được kết quả như mong muốn.

Nhóm L&D thiếu chuyên môn

Tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, nhóm HR thường kiêm luôn công việc L&D, thiếu kiến thức chuyên môn trong việc phát triển và xây dựng nội dung đào tạo. Hay một số người làm L&D còn ít kinh nghiệm, chưa từng lãnh đạo một nhóm. Họ không biết làm thế nào để phân tích nhu cầu thực tế của nhân viên, làm thế nào để xây dựng kế hoạch khả thi, đo lường kết quả đào tạo. Điều này dẫn đến các khóa học, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên nội dung nhóm L&D cung cấp thay vì những kiến thức, kỹ năng mà nhân sự cần.  

Nội dung đào tạo thiếu tính thực tiễn

Đội ngũ L&D thiếu chuyên môn, thiếu kỹ năng sẽ dẫn đến tình trạng nội dung đào tạo không hỗ trợ phát triển kỹ năng, cải thiện hiệu suất cho nhân viên. Họ chỉ tập trung đo lường hiệu quả thông qua số lượng các buổi học, các khóa học mà không coi trọng đến chất lượng chương trình. Các kế hoạch đào tạo chung chung cho toàn bộ tổ chức sẽ khiến nhân viên cảm thấy nhàm chán, lãng phí thời gian do không bám sát nhu cầu thực tế của họ. Vì vậy, việc xây dựng lộ trình đào tạo theo từng vị trí công việc là điều cần thiết để khơi gợi nhu cầu học tập, nâng cao trải nghiệm đào tạo cho nhân viên.

Các nội dung đào tạo không tập trung vào kỹ năng còn thiếu của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy nhàm chán.

Không hướng đến xây dựng văn hóa học tập

Để xây dựng văn hoá học tập trong toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp không chỉ dừng lại tập trung vào các buổi đào tạo nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết. Nếu các hoạt động đào tạo nội bộ không được lập kế hoạch bài bản, tổ chức sẽ không thúc đẩy động lực học tập của nhân viên, nguồn đầu tư cho đào tạo trở nên lãng phí. Nuôi dưỡng tư duy cởi mở, ham học hỏi cho nhân viên sẽ tạo ra một văn hóa học tập mạnh mẽ hơn trong nhóm và trong tổ chức. Ngoài ra, các hệ thống đào tạo trực tuyến sẽ giúp nhân viên có thể chủ động học tập trong khoảng thời gian phù hợp, với tốc độ mà họ cảm thấy thoải mái.

Mục tiêu cuối cùng của đào tạo nội bộ phải là xây dựng văn hóa học tập.

Thiếu sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo

Một nguyên nhân khác gây cản trở văn hóa học tập là thiếu sự hỗ trợ từ lãnh đạo. Mặc dù nhiều lãnh đạo thường nói họ ủng hộ hoạt động đào tạo nội bộ, nhưng không hẳn người “thủ lĩnh” nào cũng tham gia vào quá trình này. Một tổ chức muốn xây dựng văn hóa học tập phải bắt nguồn từ chính sự tham gia, hỗ trợ từ phía cấp cao nhất. Họ phải là tấm gương, người đi đầu đi đầu trong hành trình học hỏi không ngừng. Việc không hỗ trợ hoạt động đào tạo nội bộ đồng nghĩa với việc người cấp trên ấy ngừng việc lãnh đạo tổ chức, đánh giá thấp nhiệm vụ đào tạo, lơ là sự phát triển của tập thể.

Thiếu hỗ trợ của lãnh đạo có thể khiến nhân viên giảm bớt niềm tin vào tổ chức.

Chương trình đào tạo thiếu tính tương tác

Nhiều doanh nghiệp thường mắc lỗi phổ biến là “bôi ra” quá dài, nhồi nhét quá nhiều thông tin trong một buổi đào tạo nội bộ. Thực tế thời gian tập trung của con người có giới hạn nhất định. Để mang đến trải nghiệm đào tạo tốt nhất cho nhân viên, doanh nghiệp cần phát triển nhiều hoạt động mang tính tương tác xen kẽ, chẳng hạn như thảo luận nhóm, game thi đấu. Các chương trình đào tạo nội bộ cần được xây dựng phù hợp với nhân viên thay vì ép họ phù hợp với kế hoạch đó. 

Ngoài ra, nhà tâm lý học người Đức – Hermann Ebbinghaus chỉ ra rằng nếu thông tin mới không được áp dụng, chúng ta sẽ quên 75% thông tin đó chỉ sau sáu ngày. Do đó doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch sử dụng nhân sự sau đào tạo. Cụ thể như tạo cơ hội để nhân viên thực hành những kỹ năng đã học, tránh dồn quá nhiều kiến thức mới trong thời gian ngắn và trao quyền tự chủ trong giải quyết công việc cho nhân viên.

Các hoạt động tương tác giữa buổi học giúp nhân viên chủ động tham gia, ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Văn hóa học tập là văn hóa hỗ trợ tư duy cởi mở, tìm kiếm kiến ​​thức độc lập, học tập cà chia sẻ hướng tới sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Để xây dựng văn hóa này trong tổ chức, doanh nghiệp cần có một lộ trình và những bước triển khai cụ thể. Bạn mong muốn được nói chuyện với chuyên gia của chúng tôi? Hãy liên hệ với Blue C để được tư vấn nuôi dưỡng, cải thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp, đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức nhé!

Vân Anh

(Theo Forbes)

 

Bài Viết Liên Quan