Tại sao trải nghiệm nhân viên là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn quay trở lại sau đại dịch?

Tại sao trải nghiệm nhân viên là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn quay trở lại sau đại dịch?

Càng trong khó khăn, khủng hoảng, bản chất của doanh nghiệp càng được biểu hiện rõ nhất. Đây là thời điểm doanh nghiệp cần hỗ trợ cho nhân viên, truyền động lực cho họ và tạo ra những trải nghiệm tối ưu nhất.  

Những thách thức từ đại dịch

Đầu tiên, làm việc ở nhà dễ làm xóa nhòa ranh giới giữa công việc và gia đình. Một số người phải làm thêm giờ mỗi ngày và trách nhiệm gia đình cũng gia tăng. Do đó, tình trạng mệt mỏi do họp trực tuyến thường xuyên đã trở thành một hiện tượng mới. Cái giá phải trả cho sự mất cân bằng ấy chính là về sức khỏe.

40% nhân sự tại Việt Nam đang quá tải công việc, 20% thấy kiệt sức, theo báo cáo Work Trend Index về xu hướng “Làm việc kết hợp – Hybrid Workplace của Microsoft công bố vào tháng 3. Con số này nói lên vấn đề sức khỏe tinh thần của nhân viên trong thời kỳ đại dịch đang chịu hệ lụy lớn. Nhân viên đang phải vật lộn với hàng loạt rắc rối như cảm xúc tiêu cực, mất tập trung và thiếu động lực làm việc. Đáng chú ý, tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ, lao động trẻ và những người sống chung với nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Yếu tố thứ ba và có lẽ quan trọng nhất là nhân viên ngày càng mong muốn kết nối về mặt cảm xúc trong thời kỳ giãn cách và cô lập này. Hơn nữa, những liên kết cảm xúc, con người càng trở nên quan trọng trong môi trường số hóa, tự động hóa hiện nay.

Năng suất cao đang ẩn giấu một lực lượng lao động kiệt sức.

Các doanh nghiệp làm gì để tối ưu trải nghiệm nhân viên?

L’Oréal: Chuyển sang đào tạo trực tuyến và sử dụng Ai cho tuyển dụng

Tại L’Oréal, trong số 88.000 nhân sự, 55.000 người chuyển sang làm việc từ xa kể từ khi bắt đầu đại dịch. Trước khó khăn chưa từng có này, L’Oréal’s đã “bắt tay” thực hiện một số sáng kiến hỗ trợ và tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho nhóm đối tượng làm ở nhà. Đầu tiên, tổ chức đã triển khai hoạt động “Không ngừng học tập” nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc đào tạo dưới mọi hình thức, từ MOOCs đến các webinar hay lớp học trực tuyến. Các chủ đề xoay quanh giải quyết những vấn đề thực tại họ gặp phải như cách làm việc từ xa hiệu quả, cách quản lý đội ngũ từ xa, cách đối phó căng thẳng hay về vấn đề phúc lợi của nhân viên. 

Đồng thời, L’Oréal tiếp tục tận dụng AI vào quy trình tuyển dụng. Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, L’Oréal nhận được hơn 1 triệu đơn ứng tuyển. Bởi vậy, phương pháp này sẽ giúp tổ chức đẩy nhanh quá trình tuyển dụng đồng thời cải thiện trải nghiệm ứng viên và đảm bảo sự đa dạng của nguồn nhân tài.

Công nghệ AI sẽ hỗ trợ giai đoạn sàng lọc ứng viên ban đầu bằng cách xử lý các câu hỏi cơ bản như: vị trí công việc, văn hóa làm việc, mức lương và yêu cầu visa. Sau khi lọt vào vòng phỏng vấn, ứng viên tiếp tục được trải nghiệm một phần mềm khác, tự động đưa ra những câu hỏi mở như: hãy mô tả tình huống mà bạn phải khuyến khích nhóm người đa dạng cộng tác với nhau. Tính đa dạng là một trong những điều quan trọng bởi nhân viên của L’Oréal đến từ khoảng 70 quốc gia trên thế giới, riêng một bộ phận, phòng ban cũng sẽ có những người đến từ nhiều quốc tịch.

Mặc dù ứng dụng AI vào việc tuyển dụng không thay thế được phán đoán của con người, nhưng công nghệ này cho phép L’Oréal loại bỏ những ứng viên không phải lựa chọn hàng đầu, chẳng hạn như một người làm về công nghệ ứng tuyển vị trí marketing. Kết quả từ phương pháp này mang lại rất ấn tượng. Chỉ số đo lường hài lòng (NPS) của ứng viên tăng từ 5% lên 79% (ở Brazil) và thậm chí tỷ lệ hài lòng ở các ứng viên sử dụng bot cho giai đoạn đầu lên đến 95%. Điều này cho thấy rõ việc các doanh nghiệp thúc đẩy tự động hóa không chỉ giúp tăng tốc độ tìm kiếm nhân tài, mà còn để mở rộng phạm vi nhân sự, đặc biệt là khi làm việc tại nhà trở thành “bình thường mới”.

L’Oréal tập trung vào công nghệ để mang đến trải nghiệm tối ưu nhất cho nhân viên.

Đọc thêm:

Phá vỡ “bức tường” khoảng cách với tân binh

Tại sao doanh nghiệp cần để văn hóa là tâm điểm cho chương trình hội nhập nhân viên mới?

 

ING: bộ phận EX kết hợp phòng ban khác

ING là một tổ chức tài chính có trụ sở tại Châu Âu có hơn 55.000 nhân viên, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng tại hơn 40 quốc gia trên toàn cầu. Để tạo một tập thể hoạt động hiệu quả, chăm sóc khách hàng tốt hơn, ING tập trung nâng cao trải nghiệm cho nhân viên của mình. Doanh nghiệp tìm hiểu những trải nghiệm cốt lõi ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân viên, tiến hành thu thập dữ liệu để đáng giá, đo lường và thiết kế lại các điểm chạm, khoảnh khắc chưa phù hợp.

Để phát triển hành trình trải nghiệm nhân viên, ING đã lựa chọn một bước đi hoàn toàn mới. Đó là Trưởng bộ phận Trải nghiệm nhân viên – một người có nền tảng chuyên sâu về nhân sự sẽ tạm “rời khỏi” bộ phận của mình, chuyển sang các phòng thí nghiệm. Thoạt nghe điều này có vẻ điên rồ nhưng lại hoàn toàn hợp lí bởi trọng tâm của Dịch vụ Nhân sự Toàn cầu là tiêu chuẩn hóa, tối ưu hóa và triển khai, cung cấp dịch vụ Nhân sự toàn cầu. Bộ phận Trải nghiệm nhân viên đã học được tại phòng thí nghiệm về cách sử dụng tư duy thiết kế và các phương pháp làm việc linh hoạt. Từ đó, họ có thể cộng tác với các bộ phận khác như Quản lý Cơ sở vật chất, Truyền thông hay IT, tạo ra các trải nghiệm hội nhập tích cực cho nhóm nhân viên mới, hỗ trợ cho quản lý và thúc đẩy vai trò công nghệ. Kết quả là ING tạo ra thành công một sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) có nhiệm vụ lắng nghe nhân viên tại những điểm chạm quan trọng trong cuộc sống công việc và cá nhân, đồng thời tự đo lường được thành công. Công cụ này sẽ hỗ trợ người quản lý theo cách cá nhân, trực quan và liền mạch hơn. Sự hài lòng của nhân viên tăng thêm 20% và của quản lý tăng 30%. 

Bài học nhìn nhận lại

Trải nghiệm nhân viên nhìn từ lăng kính của nhân viên

Ngày nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được sức mạnh của việc tạo ra trải nghiệm cho nhân viên phản ánh trải nghiệm khách hàng tốt nhất của công ty họ. Các công cụ như tư duy thiết kế và lập bản đồ hành trình của nhân viên hiện nay thường được sử dụng để thực hiện điều này. Khi một số nhân viên chọn làm việc tại nhà vĩnh viễn, doanh nghiệp cần thiết kế và giám sát cách trải nghiệm của nhân viên được gắn cùng văn hóa của tổ chức. Văn hóa đang nhanh chóng trở thành “cơ sở hạ tầng” mới cho công việc.

Tìm hiểu không gian làm việc nhân viên mong muốn

Các công ty thường xuyên tiến hành khảo sát nhân viên để thu thập phản hồi về một số yếu tố như văn hóa, quản lý hiệu suất và đầu tư vào học tập, phát triển. Tương tự, thời điểm này cũng cần có các câu hỏi khảo sát về kỳ vọng của nhân viên đối với cách thức làm việc mới. Đồng thời, việc lắng nghe nhân viên bằng phương pháp “focus group” sẽ biến các kết nối “ảo” trở nên thân thiện, có cảm xúc hơn. 

Thiết kế trải nghiệm nhân viên hấp dẫn cần xuất phát từ việc lắng nghe, tìm hiểu kỳ vọng của họ.

Sức khoẻ, hạnh phúc – tương lai của nơi làm việc

Mỗi khi doanh nghiệp cần ra quyết định quan trọng cần nhớ sức khoẻ nhân viên sẽ đặt lên hàng đầu, quan trọng hơn bao giờ hết. Sức khoẻ ở đây bao gồm toàn diện, cả sức khoẻ tinh thần, thể chất, tình cảm, tài chính.

Trải nghiệm nhân viên cần kết hợp nhiều bộ phận

Nhiều doanh nghiệp có cái nhìn rộng hơn về hạnh phúc tại nơi làm việc đã sớm nhận ra rằng không có bộ phận riêng lẻ nào có thể giải quyết bài toán về trải nghiệm nhân viên. Thiết kế hành trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bộ phận, chức năng khác nhau như Văn hoá, Nhân sự, IT, Quản lý Cơ sở vật chất, Truyền thông, Thương hiệu nhân viên.

Đưa sự linh hoạt để tối ưu trải nghiệm

Thay vì chỉ tập trung giải quyết vấn đề một cách cấp bách, tức thì, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp linh hoạt, nhanh nhẹn để thiết kế trải nghiệm tối ưu. Các kỹ năng như tư duy thiết kế, linh hoạt, lập bản đồ hành trình trải nghiệm sẽ giúp tạo quy trình khép kín hoàn chỉnh, dễ dàng điều phối ở nhiều bộ phận. Ngoài ra, hãy gắn trải nghiệm nhân viên với mục đích, sứ mệnh của tổ chức trong những thời điểm chuyển đổi quan trọng như chuyển từ văn phòng sang làm việc từ xa, thăng tiến vị trí mới hay là khi “lên chức” cha mẹ.

Vân Anh

(Theo Forbes)

——–

Trước diễn biến đại dịch Covid-19 còn phức tạp và kéo dài qua, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những phương án mang tính chất “sống chung”, thích nghi với thay đổi mới chứ không chỉ mang tính chất “đối phó” như trước. Một trong số những phương án thích nghi mà doanh nghiệp cần ưu tiên hơn bao giờ hết chính là nâng cao sự tương tác và tối ưu trải nghiệm làm việc của nhân viên. Bởi lẽ khi làm việc từ xa trong thời gian dài dễ phát sinh nhiều rắc rối, như cơ sở vật chất không đủ để đáp ứng công việc, thiếu tiếp xúc trực tiếp, văn hoá doanh nghiệp dần mờ nhạt… đã ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần nhân viên. Từ đó cũng khiến cho năng suất cống hiến cho doanh nghiệp giảm sút theo.

Hiểu được nỗi lo này, Blue C kết hợp với YouNet SI tổ chức hội thảo trực tuyến: “Sẵn sàng thích nghi – Linh hoạt thích ứng”, nhằm đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm nhân viên trong vận hành nhân sự, bảo đảm hiệu suất công việc bất kể làm việc ở đâu. 

THÔNG TIN CHI TIẾT

– Thời gian: 15:00-16:30, thứ Năm, ngày 23/09/2021

– Hình thức: Online qua Zoom – Không thu phí

– Link đăng ký: tại đây

Bài Viết Liên Quan