Văn hóa doanh nghiệp đo lường và xác định bằng cách nào?

Văn hóa doanh nghiệp đo lường và xác định bằng cách nào?

Văn hóa tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Nhìn nhận của công chúng với thương hiệu doanh nghiệp, trải nghiệm của nhân viên, lòng trung thành của khách hàng, kết quả kinh doanh… đều là kết quả của văn hóa doanh nghiệp. Làm thế nào để biết văn hóa doanh nghiệp đang ra sao và đo lường chúng như thế nào luôn là nỗi băn khoăn của các nhà quản lý để đảm bảo nền tảng cho mục tiêu sứ mệnh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong suốt 30 năm qua, các chuyên gia đã có nhiều nghiên cứu về các loại hình văn hóa doanh nghiệp khác nhau, mô tả đúng bản chất và xu hướng văn hóa của nhiều tổ chức. Trong cuốn “Đẳng cấp của văn hóa doanh nghiệp”, tác giả đưa ra năm mô hình văn hóa doanh nghiệp có tính bao quát khá phổ biến, được đúc kết và xây dựng dựa trên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại hàng trăm doanh nghiệp khác nhau. Năm mô hình gồm có: Mô hình văn hóa của doanh nghiệp Robert Quinn và Kim Cameron, Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Denison, Mô hình văn hóa tổ chức không ngừng học tập của William Scheneider, Mô hình các vòng tròn văn hóa doanh nghiệp của Frederic Laloux và mô hình văn hóa doanh nghiệp của Toyota. 

Mô hình Robert Quinn và Kim Cameron

Mô hình văn hóa của Robert Quinn và Kim Cameron

Trong năm loại mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến kể trên, mô hình của Robert Quinn và Kim Cameron tuy cơ bản nhưng bao quát gần như các đặc điểm chung về văn hóa tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dựa trên lý thuyết về khung giá trị cạnh tranh, so sánh mức độ phân cực của mỗi doanh nghiệp về tính linh hoạt so với sự kiểm soát và mức độ tập trung nội bộ so với bên ngoài, Robert Quinn và Kim Cameron đã chia văn hóa doanh nghiệp thành bốn loại hình cơ bản:

  • Văn hóa Gia đình (Clan culture)

Là môi trường làm việc rất thân thiện, nơi mọi người có nhiều điểm tương đồng giống nhau như trong một gia đình lớn. Lãnh đạo hoặc người đứng đầu các bộ phận được xem như những người đỡ đầu, thậm chí được ví như hình ảnh “người cha”. Tổ chức công ty gắn kết với nhau bằng lòng trung thành và truyền thống của công ty. Thành công của doanh nghiệp được định nghĩa là sự đón nhận các nhu cầu của khách hàng và quan tâm đến con người. Tổ chức luôn gắn chặt các triết lý giá trị vào các hoạt động làm việc theo nhóm, đề cao sự tham gia và đồng thuận chung của tất cả mọi người. 

  • Văn hóa thứ bậc (Hierarchy culture) 

Là môi trường làm việc được cấu trúc và tổ chức quy củ. Qui trình chính là công cụ dẫn dắt mọi người làm việc. Các lãnh đạo thường tự hào họ là những nhà tổ chức và điều phối công việc theo định hướng kết quả tốt. Duy trì một tổ chức hoạt động trơn tru là điều quan trọng nhất của văn óa này. Những văn bản về chính sách và các qui định nghiêm túc là chất gắn kết công ty lại với nhau. Tổ chức hướng đến mục tiêu dài hạn, sự hiệu quả và ổn định, các công việc được thực thi thông suốt và đầy đủ. Những tổ chức có văn hóa này định nghĩa thành công là chuyển tải sự tin cậy, các kế hoạch làm việc ngon lành và có chi phí thấp. Quản lý nhân sự phải bảo đảm sự chắc chắn về công việc và không có gì bất ngờ xảy ra.

  • Văn hóa thị trường (Market culture)

Tổ chức có định hướng dựa trên kết quả sau cùng, quan tâm lớn nhất là tập trung hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Nhân sự có tinh thần cạnh tranh hướng đến mục tiêu. Các lãnh đạo theo văn hóa này vừa là người dẫn dắt, nhà sản xuất và người cạnh tranh cùng một lúc. Họ rất quyết liệt và đòi hỏi cao. Chất liệu để gắn kết tổ chức ở những công ty như thế này là sự chiến thắng. Danh tiếng và thành công là trọng tâm quan trọng nhất đối với văn hóa này. Ở đây định nghĩa về thành công là thị phần và thị trường chi phối của công ty. Cạnh tranh về giá và dẫn đầu thị trường là điều rất quan trọng. Tổ chức công ty theo tinh thần cạnh tranh không khoan nhượng.

  • Văn hóa sáng tạo (Adhocracy culture)

Là một môi trường tổ chức làm việc năng động, sáng tạo. Mọi người đều sẵn sàng hướng ra bên ngoài và chấp nhận rủi ro. Chất kết dính cho hoạt động của văn hóa này là cam kết làm việc, thực nghiệm và đổi mới. Chú trọng tạo ra xu hướng cho thị trường. Văn hóa này định nghĩa thành công là các sản phẩm và dịch vụ mới, trở thành người tiên phong là điều rất quan trọng. Công ty khuyến khích sáng kiến và tự do cá nhân.

Nhin từ mô hình có thể thấy,  các công ty về tuyển dụng, đào tạo thường có khuynh hướng trội về văn hóa gia đình; các công ty thiết kế, thương hiệu, thời trang thường có khuynh hướng trội về văn hóa sáng tạo; các công ty về sản xuất linh kiện, chi tiết chính xác, tư vấn quản lý chất lượng, có khuynh hướng trội về văn hóa thứ bậc; các công ty phân phối, bán lẻ có khuynh hướng trội về văn hóa thị trường.

Việc tổ chức xác định văn hóa doanh nghiệp ở hiện tại đang thế nào, xác định loại hình văn hóa doanh nghiệp mong muốn ở tương lai là rất quan trọng để xây dựng được chiến lược phù hợp và thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

Sử dụng bộ công cụ đo lường OCAI đánh giá văn hóa hiện tại và mong muốn

Để đo lường được thực trạng văn hóa các doanh nghiệp, hai giáo sư Cameron và Quinn đã phát triển bộ công cụ hỗ trợ mang tên OCAI (viết tắt của Organization Assessment Instrument). OCAI được coi là một phương pháp nghiên cứu hợp lệ để khảo sát về văn hóa của tổ chức, đã áp dụng cho hơn 10.000 tổ chức trên toàn cầu, giúp doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đổi chiến lược, thay đổi văn hóa, tái cấu trúc hay trong các thương vụ mua bán và sáp nhậpMục tiêu của OCAI là đánh giá mô hình văn hoá doanh nghiệp hiện tại và mô hình mong muốn là gì.

OCAI cung cấp cho các doanh nghiệp một bộ câu hỏi khảo sát nhân viên để đánh giá tổ chức hiện tại và mong muốn dựa trên sáu khía cạnh bao gồm: đặc điểm nổi trội của tổ chức, phong cách lãnh đạo của tổ chức, đặc trưng nhân viên trong tổ chức, tính gắn kết trong tổ chức, chiến lược phát triển của tổ chức, tiêu chuẩn xác định thành công trong tổ chức. 

Các kết quả đo lường văn hóa của OCAI đều có định lượng và con số rõ ràng, được áp dụng khảo sát cho các cấp độ khác nhau trong tổ chức. OCAI giúp tổ chức nhận biết được văn hóa hiện tại và văn hóa mong muốn từ khảo sát của nhân viên.

Các kết quả đo lường văn hóa của OCAI đều có định lượng và con số rõ ràng, được áp dụng khảo sát cho các cấp độ khác nhau trong tổ chức. OCAI giúp tổ chức nhận biết được văn hóa hiện tại và văn hóa mong muốn từ khảo sát của nhân viên. Các kết quả thảo luận từ workshop OCAI cũng giúp cụ thể hơn về VHDN mong muốn và giúp thiết lập các chiến lược thay đổi hay điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp. 

Nhìn vào thực tế, hầu hết doanh nghiệp sử dụng công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp OCAI đều phát hiện rằng văn hóa doanh nghiệp sẽ có một khung văn hóa tập trung chính và một một khung văn hóa phụ. Dựa trên các quan sát về sự khác biệt giữa mô hình hiện tại và mô hình mong muốn, doanh nghiệp có thể có những điều chỉnh để làm cho tiến gần đến mô hình mong muốn. Sử dụng bộ công cụ OCAI giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ ràng hơn những thế mạnh và điểm yếu của văn hóa hiện tại, phục vụ cho việc lên kế hoạch thay đổi nếu cần.

Mai Trinh

Bài đọc thêm:

Mọi thứ bạn cần biết về văn hóa doanh nghiệp

Khảo sát về hiện trạng thực thi văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Khám phá công cụ đánh giá mức độ trưởng thành trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Những nhầm tưởng phổ biến về văn hóa doanh nghiệp

————

Về Blue C: Blue C là thành viên của tập đoàn MVV Group. Blue C đã thực thi các dự án tư vấn cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn với quy mô hàng nghìn nhân viên như Vietnam Airlines, Viettel, TNG, EMS…, giúp các doanh nghiệp gia tăng nội lực thông qua các giải pháp tư vấn, đào tạo văn hoá doanh nghiệp, truyền thông nội bộ và trải nghiệm nhân viên.

Liên hệ ngay với BLUE C để được tư vấn các giải pháp chiến lược cho doanh nghiệp của bạn:

📧 info@bluec.vn
📞 0243 7303 2388

Bài Viết Liên Quan