Học người nổi tiếng làm content marketing “bậc thầy”

Học người nổi tiếng làm content marketing “bậc thầy”

Bên cạnh năng lực thiên bẩm, những người nổi tiếng trên thế giới đã nỗ lực marketing bản thân như thế nào để dành được sự yêu quý và ủng hộ từ một lượng fan hùng hậu? Với dân content, chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ thành công của họ.  

1

Sức mạnh lan tỏa của mạng xã hội

Jordin Sparks

Năm 2007, khi mới 17 tuổi, Jordin Sparks là thí sinh trẻ tuổi nhất tham gia vào cuộc thi Thần tượng âm nhạc Mỹ. Năm 2008, cô thành công với ca khúc No Air, song ca cùng Chris Brown, với 3,5 triệu bản bán ra. Jordin Sparks được ví như công chúa nhạc pop.

Mặc dù vậy, trong album “Double Tap”, Jordin Sparks muốn thay đổi hình tượng từ một ngôi sao nhạc pop thành một nghệ sĩ cá tính mạnh mẽ hơn. Cô nhận được sự giúp đỡ từ Bill Richards, VP Marketing của Sony Music Entertainment trong chiến dịch thay đổi “thương hiệu cá nhân”.

“Tập trung vào content” là điều Richard chia sẻ với Jordin Sparks. Cụ thể, Richard đề xuất xây dựng nội dung toàn diện trên các mạng xã hội như Vine, Instagram, YouTube, Twitter, và thậm chí cả SnapChat.

Trong khi Jordin Sparks rất tích cực hoạt động trên mạng xã hội, (kênh Twitter của cô với 4,25 triệu người theo dõi), Richard muốn tập trung nhiều hơn vào sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng trên mạng xã hội để lan truyền cho album mới của cô. Richard và đội ngũ tìm kiếm những nghệ sĩ cover nhạc đình đám trên mạng xã hội, liên hệ với họ để cover lại các bài hát của Jordin, sau đó đăng tải công khai tới hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người theo dõi.

Nhờ vào sự nổi tiếng của Jordin, việc này khá đơn giản để những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội làm nổi bật ca khúc của cô ấy trên kênh social của họ. Tổng số lượt xem sau toàn bộ chiến dịch lên tới hàng chục triệu.

Xây dựng nội dung gần gũi với đối tượng

Taylor Swift đã rất thành công trong việc đưa nội dung liên quan tới người hâm mộ. Trong khi nhiều người nổi tiếng khác chọn đăng tải những bức hình của mình về thời trang hoặc quảng cáo sản phẩm, Taylor lựa chọn nội dung liên quan tới chính cuộc sống của cô ấy. Những nội dung này gần gũi với độc giả hơn, ví dụ như tin nhắn với những người bạn hay cảm xúc trước bất kì sự việc gì. Trên Twitter, cô ấy đã chia sẻ một đoạn hội thoại với Ed Sheeran như sau:

 

2

 

Trong một bài đăng khác, Taylor chia sẻ những suy nghĩ thường ngày giống như tất cả mọi người.

 

3

Những chia sẻ của Taylor Swift rất gần gũi và thân quen đối với bạn bè hoặc đều là những điều mà chúng ta trải qua hàng ngày. Vì thế, Taylor trở nên gần gũi hơn, tạo nên niềm tin đối với người hâm mộ.

 

4

Adele

Tương tự Taylor Swift, Adele cũng thành công bằng việc khiến người hâm mộ cảm thấy được “liên quan” tới cuộc sống của thần tượng.

Adele biến mất một thời gian khá dài, chính xác là 4 năm sau khi xuất bản album 21. Xuất hiện trở lại, Adele đã tạo nên một cơn sốt bằng việc tổ chức buổi hòa nhạc miễn phí ở Hội trường âm nhạc thành phố New York nhiều ngày trước khi album “25” chính thức được giới thiệu.

Adele nổi tiếng với chuỗi 3 album “19”, “21”, “25”. Nội dung những album này kể về cuộc sống của Adele. Nhờ vậy, người hâm mộ có sự kết nối hơn với Adele và cảm giác rằng họ được trở thành một phần trong cuộc sống cá nhân của thần tượng.

Điều mà dân content có thể học được từ Taylor và Adele chính là bài học xây dựng nội dung phù hợp với độc giả, hướng đến những gì họ thích, mong muốn được biết hay thậm chí khó khăn họ phải đối mặt. Khiến cho đối tượng cảm thấy “liên quan” là điều rất quan trọng. Bằng cách đó, bạn đã dành được sự tin tưởng với thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp.

 

Bài Viết Liên Quan