Ba bước mở cửa trái tim ứng viên

Ba bước mở cửa trái tim ứng viên

Sự lên ngôi của truyền thông xã hội khiến các công ty trở nên minh bạch hơn. Bức tường bê tông ngăn giữa cộng đồng nhân viên và ứng viên tiềm năng đã được thay thế bằng bức tường kính. Ai nấy đều tin tưởng một công ty dựa trên những gì nhân viên nói về nó hơn là trên quảng cáo tuyển dụng. Và đó chính là lý do khiến các công ty bắt đầu quan tâm hơn đến việc xây dựng chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) cho doanh nghiệp của mình. Blue C chia sẻ cách tiếp cận và quy trình để xây dựng và triển khai thành công chiến lược Employer Branding.

Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là gì?

Thương hiệu nhà tuyển dụng được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 1990 và sau đó trở nên phổ biến, được dùng để mô tả về danh tiếng của nơi làm việc và các giá trị hấp dẫn người lao động. Ngày nay, việc các công ty có tên trên bảng xếp hạng những nơi làm việc tốt nhất cho thấy sự ưu tiên của các nhà quản trị.

Mỗi công ty sẽ có một trải nghiệm riêng về nơi làm việc, khác biệt với tất cả các công ty khác. Từ nhận thức đầu tiên về doanh nghiệp khiến ứng viên nộp đơn ứng tuyển, cho đến thời điểm cuối cùng khi họ rời đi, toàn bộ trải nghiệm của ứng viên và nhân viên trong một tổ chức đều là những yếu tố liên quan đến thương hiệu nhà tuyển dụng. Theo Harvard Business Review, thương hiệu nhà tuyển dụng được định nghĩa là “trải nghiệm đặc trưng mà mỗi công ty cần để làm cho nó hoàn toàn khác biệt”.

Sự khác biệt lớn nhất giữa thương hiệu nhà tuyển dụng với thương hiệu công ty chính là đối tượng mục tiêu. Với thương hiệu sản phẩm, đối tượng hướng đến là khách hàng. Với thương hiệu nhà tuyển dụng, đối tượng hướng đến là nhân viên hiện tại và ứng viên tiềm năng.

Nhiều người có khả năng sẽ làm việc ở công ty của bạn nhưng lại không nằm trong danh sách khách hàng mục tiêu cho sản phẩm của công ty. Không phải ai làm việc cho một thương hiệu trẻ em cũng đều đang có con, và không phải ai làm việc cho công ty thiết bị y tế đều cần sử dụng thiết bị y tế đó.  Tất nhiên, đối tượng mục tiêu của thương hiệu nhà tuyển dụng cũng có thể nhỏ hơn nhiều đối tượng khách hàng. Chỉ hàng nghìn người làm việc cho Coca Cola trong khi có hàng triệu chai Coca Cola đến với hàng triệu người tiêu dùng.

Đối thủ của công ty thường giới hạn trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Nhưng khi nghiên cứu thương hiệu nhà tuyển dụng, đối thủ có thể là bất cứ doanh nghiệp nào có thể mồi chài và theo đuổi các nhân viên của bạn.

Với thương hiệu công ty, sản phẩm dịch vụ là phần lõi. Với thương hiệu nhà tuyển dụng, phần lõi của thương hiệu nhà tuyển dụng chính là những trải nghiệm về nơi làm việc, được cô đọng lại trong các giá trị hấp dẫn người lao động (Employee Value Proposition – EVP).

Vì sao thương hiệu nhà tuyển dụng quan trọng?

Sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đòi hỏi các nhà quản lý nhân sự phải xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng để cố gắng nổi bật hơn giữa đám đông và thu hút các ứng viên hàng đầu. 50% ứng viên sẽ từ chối công việc nếu thương hiệu công ty không đủ mạnh mẽ. Ngược lại, nhà tuyển dụng có thương hiệu tốt trên thị trường sẽ thu hút gấp đôi các ứng viên so với công ty đối thủ.

Bốn lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp nhận được khi triển khai Employer Branding:

  • Thu hút, tạo động lực và nuôi dưỡng những nhân viên tốt nhất trong một thị trường cạnh tranh.
  • Tạo dựng nhận thức rằng những nhân viên của bạn thực sự hạnh phúc và tự hào về nơi làm việc của mình
  • Gắn kết, thúc đẩy và giữ chân nhân tài
  • Trở nên độc đáo và khác biệt với các đối thủ

Quy trình xây dựng và triển khai chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng

Bước 1: Đi tìm EVP (Employee Value Proposition) – Các giá trị hấp dẫn ứng viên

Với EVP, doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi: Làm việc ở đây như thế nào, tại sao mọi người lại lựa chọn làm việc ở đây, công ty này khác với những công ty khác như thế nào. EVP có thể là những giá trị hữu hình như chế độ đãi ngộ, lộ trình đào tạo, lương thưởng… và cũng có thể là những giá trị vô hình như văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, các giá trị cốt lõi…

Việc xây dựng EVP sẽ gắn với các câu hỏi:

  • “Vì sao nhân viên công ty lựa chọn làm việc ở đây?”, với câu hỏi này, bạn sẽ tìm được danh sách các lợi ích (vô hình và hữu hình) mà doanh nghiệp mang đến cho các nhân viên/ứng viên.
  • “Các ứng viên tiềm năng mong muốn được làm việc trong một công ty như thế nào?”, câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm được danh sách các mong muốn của ứng viên.
  • “Đối thủ cạnh tranh về tuyển dụng của bạn là ai? Họ có lợi thế gì? Đâu là lợi thế của bạn?” Các câu hỏi này giúp bạn so sánh, đối chiếu với đối thủ để tìm ra thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đi tìm điểm giao nhau giữa các giá trị, bạn sẽ tìm thấy các giá trị hấp dẫn ứng viên, đảm bảo tính thực tế, xác thực và điểm nổi bật, giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với các đối thủ tuyển dụng khác.

Bước 2: Xây dựng chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng

Ở bước này, một chiến lược dựa trên các giá trị EVP sẽ được xác lập với đối tượng mục tiêu: nhân viên công ty và ứng viên tiềm năng. Chiến lược phải thể hiện rõ mục tiêu, các hoạt động và kết quả đạt được.

Xây dựng chiến lược Employer Branding theo lộ trình ứng viên – Quy trình của Blue C

 

Xây dựng chiến lược Employer Branding theo lộ trình nhân viên – Quy trình của Blue C 

Bước 3: Triển khai chiến lược Employer Branding

Sau khi hoàn thiện chiến lược Employer Branding, bạn sẽ có một kế hoạch triển khai cụ thể. Kế hoạch sẽ bao gồm các yếu tố: Thông điệp, Các chiến dịch được triển khai trên các kênh khác nhau theo thời gian cụ thể và Các chỉ số đo lường (Tỉ lệ CV nhận được, Tỉ lệ giới thiệu nội bộ, Tỉ lệ tuyển dụng thành công).

Xây dựng chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng với Talent Hug

Talent Hug là dịch vụ xây dựng chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng của Blue C. Với Talent Hug, Blue C giúp doanh nghiệp:

  • Xác định các giá trị EVP
  • Xây dựng chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng
  • Triển khai EB thực tế ở doanh nghiệp.

Ở Blue C, chúng tôi tin rằng mọi thứ đều bắt đầu từ nhân viên. Nhân viên được truyền cảm hứng và động lực sẽ gắn kết hơn với công ty. Nhân viên gắn kết với công ty sẽ say mê công việc và nỗ lực tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, làm khách hàng hài lòng. Khách hàng hài lòng sẽ vui vẻ giới thiệu dịch vụ của công ty cho người quen của họ. Doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu, doanh thu tăng trưởng sẽ tạo ra cơ hội để thưởng cho nhân viên. Và một chu kỳ lại bắt đầu.

Với kinh nghiệm về truyền thông nội bộ và sáng tạo nội dung, Blue C tin tưởng cách tiếp cận từ bên trong của chúng tôi sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn, để họ trở thành các đại sứ thương hiệu và biến khách hàng, ứng viên thành những người ủng hộ cho thương hiệu.

Mai Phương

Bài Viết Liên Quan