Xây dựng “đế chế” 200 nghìn người bằng chính sách nhân sự khác biệt

Xây dựng “đế chế” 200 nghìn người bằng chính sách nhân sự khác biệt

Đó là câu chuyện của Starbucks, nơi mà ông chủ Howard Schultz của họ đã hãnh diện tuyên bố: “Tiền mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên của công ty còn nhiều hơn tiền mua cà phê làm nguyên liệu”.

 

Xây dựng “đế chế” 200 nghìn người bằng chính sách nhân sự khác biệtNhững “đối tác” luôn lao động hăng say sau những tách cà phê tuyệt hảo của Starbucks

Triết lý marketing của thương hiệu triệu người mê này là “rót cả tâm hồn vào đáy cốc” để phục vụ khách hàng. Cũng vì vậy, Starbucks xây dựng văn hoá của mình dựa trên nền tảng “tình người”, đầy tính nhân văn. Điều đó được thể hiện qua chính sách đặc biệt với nhân viên tại đây: Hơn một nửa người lao động (khoảng 65.000 người) của Starbucks làm việc bán thời gian, nhưng chỉ cần làm việc 20 giờ mỗi tuần trở lên thì họ đã được hưởng các quyền lợi cơ bản khác như bảo hiểm y tế, xã hội và các phúc lợi khác – trong khi con số chung của quốc tế là 40 giờ.

Ông chủ của Starbucks hãnh diện tuyên bố: “Tiền mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên của công ty còn nhiều hơn tiền mua cà phê làm nguyên liệu”. Starbucks cũng dành ra ít nhất 20 tiếng để đào tạo cho từng nhân viên bán lẻ của họ cũng như đưa ra mức trợ cấp lên tới 75% chi phí y tế, bao gồm cả nhân viên bán thời gian. Hơn cả chế độ đãi ngộ vật chất, sự trân trọng và nâng đỡ để mọi người đều có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính họ như cách Starbucks làm mới là điều mà bất kì nhân viên ở chức danh nào và ngành nghề nào cũng đều mơ ước được doanh nghiệp và công ty của mình mang tới.

Cho nên chúng ta không bất ngờ khi lãi ròng của Starbucks thấp, như năm 2005 họ chỉ lãi 494 triệu USD trên tổng doanh thu 6,3 tỉ USD (7,8%). Dù mức lợi nhuận như vậy, Starbucks được xem là doanh nghiệp ngôi sao của thế giới.

Starbucks nhanh chóng phát triển thành một “đế chế” hùng mạnh với 200 nghìn nhân viên trung thành, nhiệt huyết trên toàn cầu. Ngoài hương vị đồ uống, không ít người trở thành khách hàng quen thuộc của thương hiệu này còn bởi cách phục vụ và thái độ làm việc đầy hăng say, đam mê của từng nhân viên Starbucks. Lí do là bởi họ truyền được tình yêu với thương hiệu đến từng nhân viên, khiến mỗi nhân viên đều cảm thấy Starbucks là “tình yêu” chung của họ. Để làm nên điều này, ông chủ Starbucks đã tạo ra một môi trường làm việc nơi mà mọi nhân viên được gọi là “đối tác” và tôn trọng tuyệt đối. Khi thành công của Starbucks cũng là thành công của họ, khi họ là một phần của “điều gì đó to lớn”, chẳng có lí do gì khiến nhân viên không lao động hết mình.

Xây dựng “đế chế” 200 nghìn người bằng chính sách nhân sự khác biệt

Howard Schultz – Tổng giám đốc điều hành của Starbucks – viết trong cuốn Onward nổi tiếng: “Nếu bạn đối xử với nhân viên của mình như các bánh răng có thể thay thế được trong một cỗ máy, họ cũng sẽ nhìn lại bạn với một thái độ tương tự!”. Chắc hẳn, khó ứng viên nào lại không quan tâm đến một môi trường làm việc như Starbucks và một ông chủ như Howard, phải không?

Không dừng lại ở những tách trà hay cà phê miễn phí mỗi tuần, Starbucks còn biến giấc mơ đại học của nhân viên trở thành hiện thực bằng cách hợp tác với Đại học Arizona.

Howard Schultz cho biết, hỗ trợ niềm đam mê của nhân viên chính là “việc đầu tư hiệu quả nhất” mà một công ty có thể làm. Ông khẳng định “những người lao động chăm chỉ như nhân viên của chúng tôi đều xứng đáng được tham gia các chương trình đào tạo đại học, đồng thời vẫn đảm bảo cân bằng giữa công việc, trường học và cuộc sống riêng”.

[WPSM_INFOBOX id=1357]

 

Bài Viết Liên Quan