Nên hay không việc tiếp tục giữ chân những “kẻ nông nhàn” trong tổ chức doanh nghiệp?

Nên hay không việc tiếp tục giữ chân những “kẻ nông nhàn” trong tổ chức doanh nghiệp?

“Kẻ nông nhàn” mà Blue C muốn nhắc đến trong bài viết này không phải là những người lười biếng. Trái lại, đó là những nhân viên có chuyên môn vững và năng suất làm việc cao đến khó tin. Vậy tại sao họ lại được gọi bằng cái tên khá tiêu cực trên?

Chân dung “kẻ nông nhàn” trong doanh nghiệp

Tính theo giờ làm việc trung bình 8 tiếng của các doanh nghiệp, họ chỉ mất nửa số đó để hoàn thành xuất sắc tất cả các công việc được giao. Không tính đến những người chủ động đề xuất thêm việc hoặc hỗ trợ đồng nghiệp, đa số những “kẻ nông nhàn” dành thời gian còn lại trong ngày cho việc tự nghiên cứu, giải trí hay đơn giản là “không làm gì”. Thoạt nhìn, sự có mặt của những nhân viên giỏi dường như sẽ phải mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong các hoạt động kinh doanh nói chung.

Những người có nhiều thời gian rảnh nhất ở văn phòng đôi khi lại là những nhân viên tiềm năng nhất. TTNB có thể “sử dụng” những “kẻ nông nhàn” này vào mục đích gì?

 

Con dao hai lưỡi

Khi khoảng cách trình độ dẫn đến chênh lệch hiệu suất giữa “kẻ nông nhàn” với các thành viên khác càng lớn, đó cũng là lúc mầm mống ghen tị, đố kị nảy sinh. Điều này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu doanh nghiệp không có cơ chế rõ ràng trong việc đánh giá năng lực cũng như không xây dựng được lộ trình phát triển cho nhân sự. Khi số đông nhân viên không nhìn ra năng lực của “kẻ nông nhàn” mà chỉ cảm thấy “nóng mắt” với hình ảnh rảnh rang của họ, mâu thuẫn lớn dần chắc chắn gây ra khủng hoảng TTNB.

Ngược lại, có quá nhiều thời gian rảnh rỗi mà không được thăng hạng hay bước lên giai đoạn mới trên lộ trình phát triển cũng là vấn đề lớn đối với những “kẻ nông nhàn”. Họ – nhẹ thì cảm thấy không được ghi nhận, từ đó chán nản và thiếu động lực trong công việc. Khi kéo dài và trở nên nghiêm trọng, những cá nhân này dễ nảy sinh suy nghĩ “nhảy việc” để đi tìm môi trường thử thách và hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, nếu đặt điểm nhìn từ TTNB, chúng ta có thể thấy đây lại là những cơ hội rất tốt để củng cố bộ máy nhân sự cũng như xây dựng văn hoá doanh nghiệp và giá trị cho thương hiệu tuyển dụng của công ty. TTNB là “tai mắt” của lãnh đạo, có thể bằng chuyên môn của mình cũng như áp dụng các chương trình khảo sát để đo lường mức độ trung thành của nhân viên, từ đó sớm phát hiện các mầm mống rạn nứt. Khi đã nắm bắt được vấn đề, bộ phận TTNB sẽ kịp thời thông tin cho lãnh đạo để tìm phương án giải quyết khủng hoảng hoặc xây dựng lộ trình sự nghiệp minh bạch.

Thậm chí, họ có thể xây dựng các chiến dịch TTNB lấy ý tưởng từ chính những “kẻ nông nhàn”, biến họ thành “đại sứ” giúp truyền đi thông điệp khuyến khích các nhân viên cùng nỗ lực nâng cao năng suất. Đây cũng là bước đệm để doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc công bằng, minh bạch và gắn kết, từ đó xây dựng giá trị cho thương hiệu tuyển dụng về lâu dài. Tóm lại, sử dụng sức mạnh của TTNB, doanh nghiệp có thể “tận dụng” cả điểm mạnh và điểm yếu của “kẻ nông nhàn”.

Thay vì chỉ đơn giản là giao nhiều việc hơn cho họ, doanh nghiệp nên khuyến khích họ tiếp tục học hỏi, đồng thời cho họ cơ hội được chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân với người khác. Việc làm này vừa giúp cân bằng hoạt động công việc tại văn phòng, vừa giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho toàn tổ chức.

 

Khai thác tiềm lực cá nhân, nâng cao sức mạnh tổ chức

Ông Lê Quang Vũ (CEO của Blue C) khi chia sẻ trong một sự kiện gần đây về chủ đề TTNB, ông cho rằng xây dựng bộ máy nhân sự giống như việc Tìm người lên xe bus. Theo ông, việc lựa chọn, sắp xếp hay sử dụng nhân viên sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng như phù hợp với năng lực của từng nhân sự là việc làm mang tính sống còn. Tuyển dụng được nhân sự giỏi đã khó, để doanh nghiệp khai thác hiệu quả nhân sự đó nhằm mang lại lợi ích cho cả tập thể còn khó khăn hơn. Đây cũng là điểm mấu chốt mà bộ phận chuyên trách TTNB cần lưu tâm khi đang đóng vai trò như một lăng kính – vừa soi xét đến từng cá nhân lại vừa tập trung cho mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp để nhìn ra nguy cơ gây ảnh hưởng, thậm chí biến nguy cơ thành cơ hội phát triển, cơ hội để TTNB đóng góp cho sự phát triển chung.
Nếu bạn đang gặp những vấn đề mà bài viết này đưa ra, hãy liên lạc với Blue C để được lắng nghe và nhận tư vấn chi tiết cũng như tham khảo một số giải pháp TTNB phù hợp.

Bài Viết Liên Quan