Chia sẻ của anh Lê Quang Vũ – CEO Blue C về Social Employee

Chia sẻ của anh Lê Quang Vũ – CEO Blue C về Social Employee

Bài viết tổng hợp của anh Trương Hồng Hà

Nội dung được tóm lược dựa trên sự chia sẻ của anh Lê Quang Vũ – CEO Blue C về Social Employee tại hội thảo “Tối ưu hóa truyền thông với danh sách con kiến”

Tiếp nối câu chuyện chia sẻ của anh Sơn, anh Vũ đặt ra câu hỏi là doanh nghiệp startup có cách nào để có thể “Tối ưu hoá ngân sách truyền thông” với một các nghĩ khác, cách làm khác hay không? Nếu như không làm như cũ thì còn cách làm nào nữa, cố gắng sáng tạo ra những cách làm mới, độc lạ so với cách làm thông thường. Khi đó, chính các startup đã tạo được sự thu hút cho chính mình và nhận được sự quan tâm của báo chí. Anh Vũ dẫn chứng về FPT những ngày đầu thành lập, anh Trương Gia Bình chỉ đạo anh em là làm sao để ít nhất trong tuần phải có một bài báo nói về FPT. Và thế là anh em bằng mọi cách, mọi hướng làm để tạo nên những bài báo nói về FPT, đó có thể là bài chia sẻ về công nghệ, văn hoá FPT hoặc nhiều chủ đề khác, miễn sao là có nói về FPT và duy trì việc nhận biết FPT trên mặt báo một cách liên tục, thường xuyên. Phải chăng, khi bị dồn vào thế bí, với những kế sách sáng tạo đã tạo nên hiệu quả về mặt truyền thông thông qua các chiến dịch “cây nhà lá vườn” mà ngân sách thì nhỏ như “con kiến”, thậm chí là nếu biết tận dụng nguồn lực sẵn có của xã hội thì không mất phí luôn.

Một số tip nho nhỏ anh chia sẻ thêm:
Với vai trò là chủ DN hoặc đại điện Công ty, nên thường xuyên tham gia các Sự kiện có liên quan đến DN và xung phong ngay trong các Diễn đàn ở phần Q&A, hãy là người đầu tiên đặt câu hỏi để tạo sự nổi bật và cũng đừng quên giới thiệu chút ít về DN mình. Đó là một cách để mọi người biết về mình mà có tốn gì về ngân sách đâu.
Thoát ra khỏi vùng AN TOÀN: đôi khi bạn phải biết chấp nhận phạm lỗi trong giới hạn nhất định để nổi bật và được nhiều người nhắc đến chúng ta nhiều hơn, nổi tiếng hơn. Việc một số DN tham gia các chương trình truyền hình như SharkTank cũng là một cách làm truyền thông DN tự nhiên và thu hút được sự quan tâm của công luận.
Mỗi ngày trên tất cả các báo sẽ có những “key word” với các chủ đề liên quan được nhắc đến. Thế thì cơ hội nào để “link” các câu chuyện, chủ đề nóng, thời sự ấy đến việc kinh doanh của chúng ta. Không ai hết, chính bạn là người phải sáng tạo và nhạy bén nắm bắt.
“5 yếu tố chính của Startup”: 1. Thời gian (là thứ mà DN không thể kiểm soát được); 2. Đội ngũ (chính là thứ bạn tạo dựng nên và có thể kiểm soát được); 3. Ý tưởng; 4. Mô hình kinh doanh; 5. Vốn.
“5 giai đoạn phát triển của DN Startup trên đường cong Greiner”: 1. Tồn tại (phải sáng tạo, nghĩ mọi cách để tồn tại, giai đoạn này mất trung bình 1-2 năm); 2. Sống sót (những định hướng là quan trọng và mất trung bình 2-3 năm); 3. Thành công; 4. Phát triển; 5. Lớn mạnh.

Câu hỏi được đặt ra là làm sao để Startup có thể TỒN TẠI & SỐNG SÓT trong giai đoạn đầu? Ai sẽ là CỘNG SỰ của bạn? Nếu như DN bạn là chiếc xe buýt chở khách, thì ai sẽ mạnh dạn bước lên xe buýt bạn đây?

Chân dung những hành khách đó là gì? Họ là ai? Thế hệ hôm nay như thế nào? Họ là những người trẻ có:
– Có quan điểm làm việc:
+ Mobility (liên tục di chuyển)
+ Nhanh hơn (đánh nhanh thắng nhanh)
+ Lạc quan và mạo hiểm (thích thách thức)
+ Lựa chọn có quan điểm riêng
+ Linh hoạt, không thích gò bó
+ Đa nhiệm (không thích làm mãi 1 việc)
+ Độc lập (đề cao tính cá nhân)
+ Làm việc là phải vui (chứ không làm việc để sống)
+ Tiền kiếm được là để tiêu (chứ không phải đề tích luỹ)
+ Trải nghiệm là quan trọng (công ty lớn hay nhỏ chưa quan trọng)
+ Sếp là Bạn (chứ không phải là CHỦ).
– Góc nhìn sự nghiệp:
+ Tham vọng hơn (tuy nhiên hơi ảo tưởng sức mạnh)
+ Thích những mốc cơ hội ngắn hạn
+ Dễ hài lòng, thích thưởng nóng, thưởng nhanh (cũng dễ chán và dễ bỏ việc)

Mời hành khách lên chuyến xe buýt Startup bằng cách nào?
– Người phù hợp quan trọng hơn người giỏi chuyên môn
– Đề cao những giá trị của kỹ năng mềm
– Tìm người có tố chất rồi cùng đào tạo phát triển

Khi bạn đã mời được những hành khách là người trẻ lên xe, thì việc còn lại là làm thế nào để “giữ chân hành khách” trên chuyến xe cũng là một thách thức không nhỏ?
– Xây dựng hình ảnh lãnh đạo
– Xây dựng định hướng phát triển
– Xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp (dù nhỏ hay lớn cũng cần thiết, vì đó là linh hồn của doanh nghiệp)

 

 

Social Employee: một cách làm truyền thông tuyển dụng chi phí thấp cho Startup. Theo đó, mỗi nhân viên của bạn hiện tại gồm các kết nối online lẫn offline, thì trong vòng tròn kết nối của họ, hiện có khoảng 200 connection.

Lợi ích của việc làm Social Employee là:
+ Tăng nhận biết thương hiệu
+ Tăng Social Sale
+ Tăng hiệu quả Event Marketing
+ Lan toả văn hoá Doanh nghiệp
+ Tăng hiệu quả Tuyển dụng
+ Xây dựng hình ảnh lãnh đạo (thông qua Thought Leadership)
+ Tăng gắn kết Nội bộ.

Casestudy cho việc làm Social Employee là Zapos, họ dùng chính nhân viên của mình để đăng các thông tin tuyển dụng, bởi lẽ sự tin tưởng vào chính nhân viên này chia sẻ về môi trường làm việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với các kênh tuyển dụng khác. Nhân viên được công ty đào tạo để viết các mẫu tin, viết blog và chia sẻ trên kênh của mình sao cho hấp dẫn.

Câu hỏi được đặt ra là nhân viên có muốn làm điều đó hay không? Đâu là lợi ích của tôi khi làm việc đó?
– Tăng uy tín cá nhân
– Tăng kỹ năng
– Tăng sức ảnh hưởng
– Thăng tiến

Một thống kê cho biết là 40% lượng nhân viên được tuyển dụng mới dựa vào sự giới thiệu của chính nhân viên của DN bạn. Điều này thật thú vị, tận dụng nguồn lực từ nhân viên của bạn, cũng là một cách truyền thông tối ưu ngân sách cho việc tuyển dụng và xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Không phải ngẫu nhiên mà JackMa, chủ tịch của Alibaba đã từng chia sẻ: “khi DN ở giai đoạn Startup: làm việc nghiêm túc, sống vui vẻ; còn khi DN đã lớn sẽ là: Làm việc vui vẻ, Sống nghiêm túc”

Bài Viết Liên Quan