DỰ ĐOÁN 11 XU HƯỚNG NGƯỜI DÙNG CỦA NĂM 2015
Trong bài viết dự đoán những xu hướng cho năm 2015, agency chuyên nghiên cứu về thương hiệu Landor đã thống kê một danh sách những xu hướng người dùng sắp tới
1. Các siêu đô thị thúc đẩy nhu cầu được sở hữu của người tiêu dùng
Sự phát triển của các đô thị đang bùng nổ nhanh hơn, rộng hơn và thậm chí là cao hơn bất kì giai đoạn nào trước đây. Như một kết quả tất yếu, nhu cầu về một môi trường đô thị đặc biệt hơn và ý thức về vị thế mạnh mẽ hơn cũng không ngừng gia tăng.
Melbourne và Vancouver là một trong số rất nhiều đô thị đã xây dựng hình ảnh của họ trong những năm gần đây, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan và tạo ra cảm giác về một cộng đồng vững mạnh.
Ở quy mô nhỏ hơn, El Raval, một quận nhỏ ít nổi tiếng của Barcelona đang thay đổi nhận thức một cách tích cực và khuyến khích lòng tự hào quê hương bằng các chiến dịch mới mẻ và tập trung vào cụm từ “ravalejar” – một động từ mới trong tiếng Tây Ban Nha mang ý nghĩa chào mừng những vị hàng xóm quyến rũ sắc sảo. Trong tương lai, thương hiệu sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn trong việc khiến những bước phát triển siêu việt trở nên gần gũi và mang tính nhân loại hơn, làm thay đổi quan điểm và mang các cộng đồng đơn lẻ đến gần với nhau.
2. Đặt tên
Với ngày càng nhiều sự nhiễu thông tin trên thị trường kĩ thuật số, nơi sự cạnh tranh giữa bản thân các sản phẩm là vô cùng khó khăn, thương hiệu mạnh sẽ góp phần làm tăng doanh số bán hàng. Tên gọi của nhiều dòng sản phẩm sẽ được tạo ra theo hướng toàn cầu hoá, dễ tiếp nhận nhằm khiến người tiêu dùng ngay lập tức cảm thấy đồng cảm.
Ví dụ như Apple gần đây đã bỏ chữ cái “i” vốn lâu nay được dùng như một dấu hiệu nhận diện các sáng chế của mình – giờ đây bạn có các sản phẩm được gọi tên đơn giản hơn như Apple Watch, Apple TV và Apple Pay. Google cũng đã thay đổi cách đặt tên theo xu hướng này và cho ra đời các dòng sản phẩm như Google Glass, Google Wallet và Google Play.
3. Thế hệ 8x
Sự thật rõ ràng là những người tiêu dùng thuộc “thế hệ 8x” đang lèo lái sự phát triển của thị trường. Đây là một nhóm những người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm mang tính địa phương hay đồ handmade. Hãy dẹp qua một bên việc đọc hiểu các nhãn hiệu, thành phần sản phẩm hay câu chuyện thương hiệu liên quan. Bao bì của tương lai sẽ quay lại những thiết kế của thời kì tiền kĩ thuật số.
4. B2B thay thế B2C
B2B rất nhanh chóng trong việc nhận ra sự phát triển quan trọng và hiệu quả của những công cụ trên trong việc xây dựng các mối quan hệ. Và đâu là cách để thiết lập những liên kết, khám phá những đối tác tiềm năng, chia sẻ với cộng đồng và các bên luên quan, các tổ chức phi chính phủ (NGO) hơn LinkedIn, Twitter và những nền tảng năng động khác? Những công cụ này sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ và trở thành nguồn lực trong tương lai của B2B.
Hãng vận chuyển đường biển Maersk đã trở thành cái tên gây bất ngờ trên Twitter với hơn 112.200 người theo dõi, cũng đồng nghĩa với việc gia tăng sự nhận biết về thương hiệu và danh tiếng.
5. Trách nhiệm xã hội là gì?
Vai trò của trách nhiệm xã hội đã lỗi thời – giờ đây nó đơn thuần chỉ là điều được mong đợi và không thương lượng được. Trong năm 2015, cuộc thảo luận này đã mở rộng để tập trung vào giá trị và chất lượng mà người ta lao động để đạt tới và mua được từ những công ty cung cấp những sản phẩm và dịch vụ giàu ý nghĩa và xác thực.
6. Chuyển tiếp thị theo hướng cá nhân hoá
Tạm biệt sự phân phối tới quảng đại người tiêu dùng, xin chào thị trường khu biệt. Các thương hiệu sẽ trở nên chuyên biệt hơn, định hướng tốt hơn để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng cho những sản phẩm mang tính cá nhân cao. Lắng nghe một cách có chọn lọc truyền thông xã hội, nhận ra những dữ liệu có thể tạo ra cú hích lớn, và phản hồi càng nhanh càng tốt để thay đổi những gì người tiêu dùng mong muốn sẽ là những chiếc chìa khoá vàng để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhanh nhạy luôn sẵn sàng với xu hướng chuyên môn hoá nhanh chóng này.
Coca-Cola đã chứng minh rằng chiến dịch “Share a Coke” của mình tại Mỹ là đỉnh cao của tiếp thị theo hướng cá nhân hoá. Hãng đã cho in khoảng 250 cái tên phổ biến lên vỏ của các lon Coca-Cola để người mua sản phẩm này có thể tự tìm kiếm lon nước cỏ in tên của mình. Chi nhánh của Coca-Cola tại Israel đã đưa chiến dịch này lên một bước tiến mới khi cho in đến 2 triệu bao bì sản phẩm khác nhau do chính tay người tiêu dùng thiết kế.
7. Người tiêu dùng là chủ thể đưa ra tiêu chuẩn về cái đẹp
Người tiêu dùng vẫn tiếp tục là người dẫn dắt phương thức thể hiện của tính cá nhân và việc thể hiện bản thân.
Có thể thấy, chiến dịch Vẻ đẹp thực sự của nhãn hàng Dove vào năm 2004 đã làm một cuộc cách mạng trong việc chấp nhận cơ thể. Hãng này sau đó đã gia nhập đội ngũ các công ty sử dụng hình ảnh người mẫu với cơ thể bình thường và không qua chỉnh sửa Photoshop giống như những gì nhãn hàng đồ lót nữ Aerie đã làm trong chiến dịch “The Real You is Sexy”. Trong năm tới, sẽ có nhiều sản phẩm và chiến dịch truyền thông cũng như các thảo luận trên mạng xã hội tập trung vào sự chấp nhận, sức khoẻ và sự bất đồng quan điểm chống lại những ý tưởng được sản xuất hàng loạt.
Chiến dịch của Dove năm 2014
8. Những nhà tiếp thị lão làng sẽ giành được sự trung thành của người tiêu dùng
Khiến mọi người yêu mến thương hiệu của bạn ngày càng ít chú trọng vào việc gia tăng những tính năng của sản phẩm mà tập trung nhiều vào việc tạo ra càng nhiều càng tốt những “điểm đột phá” độc đáo, nhiều ý nghĩa trải nghiệm. Nói cách khác, những người đã mang điện thoại di động, mạng trực tuyến và những tiện ích in-store lại với nhau sẽ tiến xa hàng dặm trong việc xây dựng cộng đồng và niềm tin của người tiêu dùng. Studio thiết kế Tesla ở Hong Kong đã thiết kế sản phẩm của mình như một trải nghiệm khám phá trên bàn tay chứ không đơn thuần chỉ là một sản phẩm mà bạn mua và mang về nhà. Khi bạn gặp bế tắc trong cuộc sống, bạn sẵn sàng làm mọi việc chỉ để có được trải nghiệm cực đại – như cưỡi chiếc xe 3D và phóng hết tốc lực trên màn hình cảm ứng.
9. Khách hàng Trung Quốc đến tuổi trưởng thành
Năm 2015, những người làm tiếp thị tại Trung Quốc phải đón nhận một làn sóng từ các trường đào tạo, ngành kinh tế, buộc họ phải làm quen với cụm từ “tái cân bằng”. Khái niệm này, vốn lâu nay chỉ được nhắc đến trong sách vở, nay đã bắt đầu xuất hiện trên thực tế. Ý tưởng này rất đơn giản: Khi mà tầng lớp trung lưu tăng lên, và giá nhân công tăng, mức lợi nhuận giảm và không thể duy trì được việc xuất khẩu hàng với giá rẻ để gia tăng lợi nhuận cho nền kinh tế. Chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày cũng vì thế mà bị thắt chặt.
Nhưng quá trình tái cân bằng này không hề dễ dàng. Mức tiêu thụ của các gia đình chỉ chiếm khoảng 37% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thấp hơn rất nhiều so với mức 55% ở các nước phát triển. Dù gì đi nữa, năm 2013, Chính phủ đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng để kích thích tiêu dùng, trong đó bao gồm việc cung cấp những lựa chọn lớn hơn, thanh toán bằng thẻ và bảo đảm an toàn tài chính.
10. Ngành tài chính gia nhập kỷ nguyên di động
Bỏ qua thẻ nhựa, dẹp ví tiền sang một bên. Dịch vụ thanh toán qua điện thoại cuối cùng đã trở thành một kênh chính thống nhờ vào hoạt động của Apple Pay. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua sắm qua điện thoại và bỏ lại đằng sau ngân hàng hay thẻ tín dụng, xoá mờ vai trò của những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trong cả quá trình. Nhưng đây chỉ là đỉnh của giải pháp kinh tế được đưa ra. Trong năm 2015, chúng ta sẽ được nhìn thấy sự phát triển của những ứng dụng và các trang thông tin giúp người tiêu dùng quản lý tài chính từ xa như Mint.com hay lập kế hoạch làm giàu như Betterment.com
Để bắt kịp với những đối thủ mới, giành lấy sự tin tưởng của khách hàng, và mang đến cho họ những trải nghiệm sống động đúng như mong đợi, các thương hiệu sẽ cần phải xây dựng một mạng lưới những đối tác tài chính đáng tin cậy, củng cố lại mạng lưới an ninh và trải nghiệm của người dùng cho những giao dịch trực tiếp và thời gian thực.
11. Những thương hiệu sẽ phát ngôn giống như người thật
Để sản phẩm của mình đạt được hiệu quả cao hơn, những thương hiệu sẽ phải đưa ra những khả năng để lấy được niềm tin của những người tiêu dùng theo một cách nhân bản hơn. Chúng ta đang nói một cách thẳng thắn và chân thành rằng: Này, tôi cũng là người bình thường như anh thôi. Hãng chăm sóc răng miệng Hello Products đã làm chấn động thị trường bằng việc khiến âm thanh phát ra khi chải răng hay dùng nước súc miệng trở nên thân thiện hơn. Zipcar đã tập trung vào một cuộc thi cho thuê xe với một giọng nói thì thầm như thể một người bạn đáng tin tưởng nhất. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ, ngày càng có nhiều cơ hội để các hãng đến được với những người tiêu dùng. Chúng ta sẽ được nhìn thấy thậm chí cả thông điệp nhỏ nhất – từ hệ thống thông báo tự động tới văn bản và Tweet – cũng được đưa vào đó nhiều cảm xúc hơn.