Những điều phải biết về trải nghiệm nhân viên
Nhờ có trải nghiệm nhân viên tích cực, doanh nghiệp có thể tự tin rằng nội bộ đang vận hành tốt với những nhân viên giỏi, yêu tổ chức và đem lại những kết quả khả quan trong việc gắn kết, đem lại sự hài lòng cho cả nhân viên và khách hàng.
Trải nghiệm nhân viên là gì?
Trải nghiệm nhân viên có thể hiểu là tất cả những trải nghiệm, tương tác của một cá nhân trong suốt hành trình của mình tại doanh nghiệp, từ khi là ứng viên cho đến khi trở thành cựu nhân viên.
Trên thế giới, nhiều tổ chức uy tín như Deloitte, Gallup… đã giới thiệu về trải nghiệm nhân viên như một khái niệm “sinh sau đẻ muộn” của “trải nghiệm khách hàng”. Khái niệm này ra đời từ năm 2015 khi mà Airbnb lần đầu phát triển vị trí “Giám đốc Trải nghiệm Nhân viên” trong doanh nghiệp. Bởi vậy, đây vẫn còn là khái niệm mới mẻ với các doanh nghiệp và cũng dễ hiểu khi nhiều công ty tại Việt Nam chưa có nhân sự chuyên trách cho trải nghiệm nhân viên.
Vì sao cần chú trọng trải nghiệm nhân viên?
Chính bởi sự mới mẻ này, các cá nhân, bộ phận liên quan trong nội bộ bao gồm đội ngũ nhân sự, truyền thông nội bộ, văn hóa doanh nghiệp… sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn cho trải nghiệm nhân viên. Theo khảo sát của Deloitte trong năm 2019, có tới 84% nhà lãnh đạo đánh giá trải nghiệm nhân viên là một yếu tố vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy trải nghiệm nhân viên thực sự đem lại những lợi ích gì?
Nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts đối với 281 nhà lãnh đạo và khảo sát toàn cầu của IBM vào năm 2016 cho thấy các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên hàng đầu đạt được những kết quả rất ấn tượng:
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top trên sẽ cao hơn 25% so với các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top dưới.
- Doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top trên nhận được gấp đôi sự hài lòng của khách hàng. Cụ thể, điểm hài lòng của khách hàng ở các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top trên là 32 trong khi các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên top dưới chỉ là 14.
- Doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên tích cực sẽ có văn hoá doanh nghiệp tích cực, tăng gấp đôi sự đổi mới. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top trên có 51% lợi nhuận từ các sản phẩm và dịch vụ mới trong vòng 2 năm gần đây, trong khi đó con số này là 24% ở các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top dưới.
- Trong số 25% doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên tốt nhất thì chỉ 21% nhân sự có ý định nghỉ việc, con số này là 44% ở 25% doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên tệ nhất.
Những con số trên cho thấy, tất cả những khoảnh khắc riêng lẻ trong hành trình trải nghiệm nhân viên đều ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm nhận về công ty. Những cảm xúc này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng giữ chân nhân tài, gắn kết nội bộ, giúp nhân viên cải thiện hiệu suất, đem lại sự phát triển trong công việc và duy trì sự hài lòng khách hàng của doanh nghiệp.
Thiết kế trải nghiệm nhân viên – Những việc cần làm
Việc thiết kế trải nghiệm nhân viên sẽ được dựa trên cơ sở thiết kế 3 nội dung quan trọng, bao gồm: Xây dựng chân dung nhân viên, Đo lường hiện trạng trải nghiệm nhân viên và Xác định hành trình trải nghiệm nhân viên.
- Xây dựng chân dung nhân viên:
Việc xây dựng chân dung nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu một cách chính xác nhất về thông tin nền, nhu cầu, mục tiêu, mối quan tâm của từng đối tượng nhân viên cụ thể, từ đó thiết kế những trải nghiệm phù hợp với họ. Để xây dựng chân dung nhân viên, các nội dung về thông tin nhân khẩu, thông tin nền, mục tiêu, động lực, mong muốn… của nhân viên sẽ là những điều cần được khai thác.
- Đo lường hiện trạng trải nghiệm nhân viên:
Nếu xây dựng chân dung nhân viên là để giúp doanh nghiệp hiểu rõ về nhân viên hơn, thì việc đo lường hiện trạng trải nghiệm nhân viên sẽ là cách để hiểu rõ hơn thực tế trải nghiệm nhân viên đang được ứng dụng như thế nào trong doanh nghiệp. Việc đo lường có thể thực hiện thông qua các khảo sát, công cụ định tính hoặc phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn nhóm.
- Xác định hành trình trải nghiệm nhân viên:
Yếu tố quan trọng cuối cùng là xác định hành trình trải nghiệm nhân viên. Để xây dựng hành trình trải nghiệm nhân viên, mỗi doanh nghiệp cần xác định các yếu tố then chốt, một trong số đó là các chặng của hành trình. Tùy vào mô hình tổ chức, văn hóa khác nhau mà các doanh nghiệp sẽ có hướng để xây dựng hành trình trải nghiệm nhân viên riêng biệt. Những chặng phổ biến thường có trong hành trình trải nghiệm nhân viên sẽ bao gồm: tuyển dụng, hội nhập, đào tạo phát triển, đánh giá công việc, thăng tiến, thuyên chuyển, lãnh đạo, khen thưởng và nghỉ việc.
Khi đã xác định được các chặng của hành trình, doanh nghiệp có thể tìm ra các nhu cầu của ứng viên/nhân viên, xác định điểm chạm giữa doanh nghiệp với ứng viên/nhân viên, nắm được các cảm xúc tích cực – tiêu cực của họ, nhận ra đâu là thời điểm quan trọng, biết các cách thức hoặc công cụ đo lường tại mỗi chặng, từ đó có cơ sở để đưa ra những cơ hội đổi mới.
Xây dựng trải nghiệm nhân viên với Blue C
Giải pháp của Blue C giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược trải nghiệm nhân viên phù hợp, hướng đến môi trường làm việc hạnh phúc, hiệu suất cao, nơi những nhân tài đều khao khát cống hiến và thành công cùng doanh nghiệp.
Áp dụng đúng những điều cần làm khi thiết kế trải nghiệm nhân viên, giải pháp của Blue C sẽ được thực hiện theo quy trình 4 bước: Khảo sát, Thiết kế, Thử nghiệm và Triển khai. Việc thiết kế sẽ dựa trên nguyên tắc 3E:
- Effective – Hiệu quả: Mang lại những lợi ích nhiều hơn cho nhân viên
- Easy – Dễ dàng: Khiến công việc của nhân viên dễ dàng, thuận tiện hơn
- Emotional – Cảm xúc: Đem lại những cảm xúc tích cực cho nhân viên
Blue C sẽ cung cấp cho doanh nghiệp đề xuất các kế hoạch triển khai chi tiết trên các chương trình hành động đổi mới. Cụ thể, kế hoạch triển khai sẽ gồm có: ý tưởng, thông điệp, format chương trình, định hướng nội dung/hoạt động, thời gian cụ thể.
Để tìm hiểu về giải pháp này, bạn có thể theo dõi TẠI ĐÂY.
Kim Oanh
Hàng loạt những xáo trộn từ dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua đã thay đổi môi trường làm việc, kéo theo những trải nghiệm, những mối lo, kỳ vọng của nhân viên cũng thay đổi. Nếu bạn quan tâm đến trải nghiệm nhân viên, quan tâm đến những thay đổi trong môi trường làm việc đang tác động đến nhân sự trong tổ chức, hãy tham gia khảo sát của Blue C để nhận được các insight về trải nghiệm nhân viên tại Việt Nam.
Link khảo sát: https://bluec.i-survey.vn/weblink/EX