Làm sao để những buổi tổ chức sinh nhật CHUNG vẫn đậm sắc RIÊNG?

Làm sao để những buổi tổ chức sinh nhật CHUNG vẫn đậm sắc RIÊNG?

Cá nhân hóa đến từng người chính là một trong các yếu tố tạo nên thành công của sự kiện nội bộ. Bởi vậy, khi tổ chức một buổi sinh nhật chung trong công ty, người làm truyền thông nội bộ cần tìm ra điểm giống và khác nhau của các “nhân vật chính”.

Contents

1. NỘI ƠI LÀ NGOẠI

🔸Ý tưởng: Hai nhân vật được tổ chức sinh nhật chung cùng tên nhưng tính cách lại tương đối đối lập: Một người có phần hướng ngoại nhiều hơn, người kia khá hướng nội.

🔸Concept: Nội ơi là Ngoại – Người hướng nội cũng có những lúc hướng ngoại, ngược lại, người hướng ngoại cũng sẽ có những lúc hướng nội. Không nên coi đó là định kiến với chính bản thân mình hay những người xung quanh.

🔸Hoạt động:

1. Chia đội: Các thành viên trong công ty được phát 1 tấm phiếu nhỏ. Tự đánh giá bản thân xem mình Hướng nội hay Hướng ngoại (Tổng 100%). Hai nhân vật chính dự đoán xem từng thành viên Hướng nội hay Hướng ngoại.

Nhân vật chính hướng ngoại sẽ là đội trưởng của đội gồm các thành viên hướng nội (% hướng nội cao hơn), còn Nhân vật chính hướng nội sẽ là đội trưởng của đội gồm các thành viên hướng ngoại (% hướng ngoại cao hơn)

2. Game 1 – Hiểu nội thông ngoại: Hai đội lần lượt trả lời các câu hỏi có nhiều đáp án trả lời theo dạng khảo sát. Nội dung câu hỏi liên quan đến chủ đề: Hướng nội và Hướng ngoại (Cách thức tổ chức tham khảo Format Steve Harvey và Family Feud).

3. Game 2 – Nội show ngoại diễn: Hai đội trưởng sẽ diễn tả các từ khóa mà không được nói hay mấp máy môi, các thành viên còn lại của hai đội sẽ đoán để tìm được câu trả lời.

4. Game 3 – Nội nhẩy ngoại quẩy: BTC sẽ chuẩn bị các bài nhạc, nhiệm vụ của các đội là nhảy và quẩy. Các đội phải nhảy sao cho ra màu hướng nội hoặc hướng ngoại (BTC quy định).

Hai nhân vật chính của sự kiện “Nội ơi là ngoại” có tính cách tương đối trái ngược.

2. LUNCH LADY

🔹Ý tưởng: Xuất phát từ điểm khác biệt giữa 2 nhân vật lần này vào giờ nghỉ trưa – một người rất “chăm” ngủ trưa, người còn lại thì lại thường xuyên đi gội đầu.

🔹Concept: Tổ chức 1 cuộc thi theo format thi thoa hậu để tìm ra ai mới thật sự là Lunch Lady (Set up không gian, âm thanh giống với một cuộc thi hoa hậu). Kết thúc chương trình, một người sẽ là Nữ hoàng ngủ trưa, người còn lại là Chúa tể gội đầu.

🔹Hoạt động:

1. Hai nhân vật chính lần lượt chọn các đồng đội của mình

2. Game 1 – Nét đẹp trí tuệ: Mỗi câu hỏi sẽ có 3 gợi ý về các sự kiện, con người liên quan đến Blue C. Càng nhiều gợi ý xuất hiện thì số điểm nhận được sẽ càng thấp. Nhiệm vụ của các đội là tìm ra đáp án của từng câu hỏi.

3. Game 2 – Thấu hiểu: Từng đội sẽ trả lời các câu hỏi dạng đáp án A, B, C, D về người còn lại. Những câu hỏi xoay quanh các sự kiện, dấu mốc trong cuộc đời (Bao nhiêu người yêu, điều dại dột nhất từng làm, học trường nào…). Sau mỗi câu hỏi, “chính chủ” sẽ giải đáp cho mọi người được biết để hiểu nhau hơn. Để chuẩn bị cho phần Game này, BTC trước đó đã yêu cầu hai nhân vật chính trả lời để có dữ liệu câu hỏi.

4. Game 3 – Ứng xử: Cả hai cùng trả lời câu hỏi: Nếu cho bạn 1 ngày trở thành CEO Blue C, bạn sẽ làm gì?

“Lunch lady” lấy ý tưởng dựa trên thói quen của Nữ hoàng ngủ trưa, Chúa tể gội đầu.

3. TRẢI NGHIỆM ANTHABOT

🔸Ý tưởng: Hai nhân vật lần này lại có khá nhiều điểm chung: thích những con số, thông minh, sự vui vẻ và sáng tạo.

🔸Concept: Trải nghiệm Anthabot là hành trình mọi người được AI bot giải đáp mọi thắc mắc (tạo hình kết hợp của hai nhân vật chính) – bắt trend AI. AI suy cho cùng thì cũng được tạo nên từ trí tuệ của con người và nếu chúng ta luôn sẵn sàng chia sẻ, kết hợp cùng nhau thì mọi thứ cũng sẽ dễ dàng được giải quyết. Để tạo sự thú vị cho phần thi, vai Anthabot sẽ do CEO Blue C đảm nhiệm.

🔸Hoạt động:

1. Game 1 – Xếp hình: Hai “nhân vật chính” sẽ một mình thực hiện phần thi ghép hình người còn lại. Người chiến thắng sẽ có lợi thế trong việc lựa chọn thành viên.

2. Game 2 – Giống: Hai đội sẽ có 3 phút để liệt kê tất cả các điểm giống nhau của 2 nhân vật chính. Đội nào liệt kê được nhiều hơn thì sẽ là người chiến thắng.

3. Game 3 – Hiểu: Hai đội sẽ lần lượt bốc các câu hỏi về nhân vật chính của đội bạn để trả lời. Các câu hỏi về sở thích, tính cách, các dấu mốc trong cuộc sống, người ảnh hưởng… Anthabot sẽ đưa ra quyết định cuối cùng xem câu trả lời đó có được chấp nhận hay không.

Anthabot được vẽ bằng AI dựa trên các keyword mô tả điểm chung của 2 thành viên: tóc xanh, hay cười, mũm mĩm,…

4. GIANG HỒ ĐẤT BẮC

🔹Ý tưởng: Đây đều là 2 cô gái có cá tính mạnh ở Blue C, một người thích xem “phim chưởng”, người còn lại thì đam mê với “những vụ án giang hồ rất chiến” ở Việt Nam.

🔹Concept: Giang hồ đất Bắc – Một cuộc thi đấu mà ở đó tốc độ và sức mạnh sẽ đóng vai trò quyết định. Người chiến thắng sẽ xứng danh Giang hồ đất Bắc.

🔹Hoạt động:

1. Xứng danh là một cuộc đấu của tốc độ và sức mạnh, hai đội sẽ giành quyền trả lời bằng việc thổi còi hoặc giật cờ.

2. Game 1 – Ai nhanh hơn: Hai thành viên mỗi đội sẽ thi đấu đối kháng. Đội của Linh (nhân vật chính) sẽ trả lời các câu hỏi mà đáp án phải bắt đầu bằng chữ P (tên nhân vật chính thứ hai là Phương). Và ngược lại. Người trả lời nhanh hơn là người chiến thắng. Các câu hỏi có thể có như: Tên loài hoa, tên loài động vật, tên thương hiệu xe, tên thành phố…

3. Game 2 – Ai mạnh hơn: Từ các từ khóa gợi ý, ai hoàn thành nhanh hơn một câu có nghĩa thì chiến thắng. Các từ khóa càng ít liên quan thì câu hỏi càng khó hơn. Đây là trò chơi không chỉ cần nhanh mà còn cần tốc độ xử lý đầu óc – những người làm nội dung tại Blue C.

“Giang hồ đất Bắc” với 2 nhân vật chính là 2 cô gái có cá tính mạnh mẽ ở Blue C.

Danh Thắng

Bài Viết Liên Quan