Bí quyết xây dựng văn hóa nơi làm việc từ những doanh nghiệp tốt nhất thế giới

Bí quyết xây dựng văn hóa nơi làm việc từ những doanh nghiệp tốt nhất thế giới

Cho phép nhân viên tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng tới họ; Đảm bảo gắn kết giữa nhân viên và lãnh đạo; Khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân; Giúp nhân viên tìm ra ý nghĩa công việc… là cách những doanh nghiệp (được bầu chọn là nơi làm việc tốt nhất thế giới) đang làm, để tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên.

Great Place To Work đã phân tích hơn 6.2 triệu mẫu khảo sát đại diện cho trải nghiệm của 18 triệu người lao động trên khắp thế giới để tìm ra 25 doanh nghiệp lọt vào danh sách Nơi làm việc Tốt nhất thế giới 2023 theo Fortune. 

Có đến 90% nhân viên tại các doanh nghiệp này cho biết họ hài lòng với môi trường làm việc, trong khi ở phần đông các doanh nghiệp còn lại trên thế giới, con số này chỉ ở mức 50%. 

Tỷ lệ nhân viên chia sẻ họ có mức lương công bằng (75%), được hỗ trợ cân bằng cuộc sống và công việc (84%) và có tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân (81%) tại các doanh nghiệp này cũng cao hơn so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Các số liệu cũng cho thấy, dù làm việc ở nhiều châu lục khác nhau, nhưng các yếu tố tạo nên trải nghiệm tích cực của nhân viên đều không thay đổi, đó là: niềm tin vào lãnh đạo, niềm tự hào trong công việc và sự kết nối với đồng nghiệp.

Michael C. Bush, Giám đốc điều hành của Great Place To Work chia sẻ: “Không quan trọng bạn ở đâu, điều quan trọng là niềm tin mà tổ chức tạo dựng cho nhân viên của họ. Những nơi làm việc có mức độ tin cậy cao luôn lắng nghe mọi thành viên; sẵn sàng đổi mới để thích ứng; thực hiện đo lường và đánh giá liên tục nhằm tối ưu hóa trải nghiệm cho nhân viên.”

Và một nơi làm việc lý tưởng sẽ tác động tích cực tới hiệu quả công việc và trải nghiệm của nhân viên. Dưới đây là một số cách mà các doanh nghiệp nằm trong Top 25 nơi làm việc tốt nhất thế giới đang làm để xây dựng văn hóa nơi làm việc tích cực và thúc đẩy hiệu suất công việc.

Contents

Hilton: Cho phép nhân viên tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng tới họ 

Hilton, doanh nghiệp đứng vị trí số 1 trong danh sách 2023, luôn đảm bảo rằng nhân viên luôn được lắng nghe khi đưa ra những quyết định có ảnh hưởng trực tiếp tới họ.

Tại Trung Mỹ và Mỹ Latinh, Hilton đã phát động chiến dịch “My Voice Matters” kéo dài 8 tuần, thu được phản hồi từ hơn 5000 nhân viên. Cam kết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là lý do 84% người Hilton cho biết lãnh đạo cho phép họ tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng tới họ, chỉ số này cao hơn 3% so với mức trung bình của các doanh nghiệp còn lại trong danh sách. 

Hilton, đứng hạng Nhất trong Danh sách 2023, nổi bật nhờ nỗ lực đảm bảo tiếng nói của mọi nhân viên tại các khách sạn trên khắp thế giới đều được lắng nghe.

Hilton, đứng hạng Nhất trong Danh sách 2023, nổi bật nhờ nỗ lực đảm bảo tiếng nói của mọi nhân viên tại các khách sạn trên khắp thế giới đều được lắng nghe.

Cadence: Đảm bảo tính công bằng và sự gắn kết giữa nhân viên và lãnh đạo

Tại những nơi làm việc tốt nhất thế giới, 79% nhân viên cho biết cấp trên của họ luôn công bằng và không thiên vị bất kỳ ai. Tại Cadence, doanh nghiệp đứng vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng, con số này lên tới 86%. 

Để làm được điều này, Cadence đã yêu cầu 90% lãnh đạo và quản lý tại tất cả các chi nhánh trên toàn cầu phải hoàn thành các khóa đào tạo về định kiến vô thức và đồng minh (allyship trainings). 

Tại Cadence, mỗi nhân viên đều có một người quản lý công bằng, minh bạch và có tinh thần hỗ trợ cao. 

Tại Cadence, mỗi nhân viên đều có một người quản lý công bằng, minh bạch và có tinh thần hỗ trợ cao. 

Cadence tập trung đào tạo phát triển đội ngũ lãnh đạo của mình thông qua các chương trình cố vấn, được thực hiện bởi Employee Resource Group (nhóm những nhân viên có chung đặc điểm). Bằng cách hỗ trợ cả người cố vấn và người được cố vấn, doanh nghiệp này đã xây dựng được niềm tin sâu sắc giữa nhân viên và lãnh đạo.

Atlassian: Khuyến khích nhân viên tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân 

Tại Atlassian (xếp hạng thứ 16), 94% nhân viên phản hồi rằng họ được công ty khuyến khích và hỗ trợ để tìm được sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, chỉ số này cao hơn 10% so với mức trung bình tại các doanh nghiệp còn lại trong danh sách. 

Điều đặc biệt khiến Atlassian không giống với bất kì doanh nghiệp nào khác chính là phương thức làm việc linh hoạt của họ. Nhân viên Atlassian không bắt buộc phải làm việc tại văn phòng và có thể dành tới 90 ngày một năm để làm việc từ xa. Các nhóm được định hướng theo các múi giờ, trong đó các thành viên nhóm được yêu cầu duy trì thời gian làm việc chồng chéo ít nhất 4h/ngày để hỗ trợ và cộng tác với nhau. 

Bằng cách tạo ra môi trường làm việc mở và linh hoạt, Atlassian khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tìm kiếm sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cá nhân.  

Bằng cách tạo ra môi trường làm việc mở và linh hoạt, Atlassian khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tìm kiếm sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cá nhân.  

Không phải là “liều thuốc chữa bách bệnh” cho trải nghiệm nhân viên, nhưng cách Atlassian hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa mang lại mức độ linh hoạt cao. Điều này được các thành viên của tổ chức trân trọng và đánh giá rất cao.

DHL Express: “Không chỉ là công việc”

Tại DHL Express, doanh nghiệp xếp vị trí thứ 2 trong danh sách, có tới 90% nhân viên cho biết họ cảm thấy rằng họ cảm thấy công việc của họ “không chỉ là một công việc”.

Là một trong các doanh nghiệp quốc tế quy mô lớn, DHL đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao ý nghĩa công việc cho nhân viên cũng như đóng góp vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng.

Là một trong các doanh nghiệp quốc tế quy mô lớn, DHL đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao ý nghĩa công việc cho nhân viên cũng như đóng góp vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng.

Điều này một phần đến từ nỗ lực của doanh nghiệp trong việc chi 1% lợi nhuận ròng mỗi năm để hỗ trợ cộng đồng nơi họ hoạt động. Sự cam kết này được thể hiện rõ nét qua cách mà DHL Express giúp đỡ những người tị nạn tìm được khởi đầu mới tại công ty hay tham gia vào các chiến dịch giảm thiểu tác động tiêu cực đến khí hậu. 

Với mạng lưới toàn cầu tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, DHL là tổ chức có tính quốc tế nhất nhì thế giới và có thể cung cấp các giải pháp cho mọi nhu cầu logistics. Để đảm bảo hơn 580.000 nhân viên đều cảm thấy gắn kết với sứ mệnh của tổ chức, chi nhánh của DHL tại các quốc gia được yêu cầu cung cấp thông tin và thu hút nhân viên thảo luận xoay quanh câu hỏi về mục đích. Ở DHL Mỹ, nhân viên được yêu cầu đưa ra mục tiêu cá nhân của họ để bắt đầu cuộc trao đổi về sự đóng góp của mỗi nhân viên vào mục tiêu lớn của tổ chức. 

(Theo Great Place To Work)

Bài Viết Liên Quan