“Tinh thần Việt” và câu chuyện xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam

“Tinh thần Việt” và câu chuyện xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam

Có thể thấy, các sản phẩm có xuất xứ nước ngoài ngày đang càng chiếm được ưu thế trên thị trường Việt Nam nhờ chất lượng tốt và giá cả ngày càng cạnh tranh. Đứng trước thực tế đó, doanh nghiệp Việt cần đưa ra “nước đi chiến lược” gì để có thể xoay chuyển “thế cờ”?

Xây dựng thương hiệu dựa trên niềm tự hào dân tộc

Theo một báo cáo về Người tiêu dùng Việt Nam của Nielsen, hơn 48% người Việt chọn dùng hàng Việt thay cho hàng ngoại nhập vì lòng tự hào dân tộc. Chắc chắn, sẽ có rất nhiều người ngạc nhiên về số liệu này vì ai cũng biết tâm lý sính ngoại của người Việt Nam là một điều khó có thể thay đổi được. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người với tinh thần “người Việt dùng hàng Việt là yêu nước” đã quyết định mua hàng nội địa để ủng hộ cho các doanh nghiệp nước nhà.

Có thể nói, niềm tự hào quốc gia là một trong những “unique selling point” hợp lý mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn để xây dựng thương hiệu của mình, bên cạnh đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Không chỉ vậy, đối với các nhà cung cấp có sự canh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài như ngành hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng,… thì càng cần phải nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng Việt. Cùng với đó, lời khuyên được nhiều chuyên gia kinh tế và thị trường đưa ra là nên đánh mạnh vào yếu tố “ủng hộ hàng Việt Nam chất lượng cao” – yếu tố ảnh hưởng tới quyết định và hành vi mua hàng của người tiêu dùng – để đưa ra những hướng đi đúng đắn.

Hành trình mang “tinh thần Việt” vào thương hiệu Vinamilk

Số liệu của Brand Finance cho thấy, Vinamilk đang dẫn đầu bảng xếp hạng top 10 thương hiệu Việt Nam giá trị nhất 2016. Đặc biệt, Vinamilk cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự thành công của việc kết hợp tinh thần dân tộc vào sản phẩm của doanh nghiệp.

“Tinh thần Việt” và câu chuyện xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam

Vào thời điểm sự cạnh tranh trong ngành sữa ngày càng khốc liệt, Vinamilk vẫn giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng, trên hàng loạt thương hiệu như Viettel, MobiFone, Sabeco… – Báo cáo 2016 của Brand Finance

Từ lon sữa đặc “ông Thọ” thời kì bao cấp cho đến hộp sữa tiệt trùng quen thuộc với mọi trẻ em Việt Nam, sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Vinamilk vẫn là thương hiệu hàng đầu về sữa được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Không chỉ là một doanh nghiệp bán sản phẩm sữa, Vinamilk còn nuôi dưỡng ước mơ, nâng niu thế hệ trẻ – cũng là tương lai của Việt Nam. Năm 2016 là một năm thành công của Vinamilk với nhiều sự kiện có ý nghĩa như chương trình “Ươm mầm tài năng” hay chiến dịch “ 6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam”,… Đặc biệt hơn cả, đó là hành trình “giấc mơ sữa Việt” của Vinamilk đã thành hiện thưc.

Trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Vinamilk, bà Mai Kiều Liên – tổng giám đốc Vinamilk đã chia sẻ: “40 năm qua là hành trình mà Vinamilk chỉ thực hiện một giấc mơ. Đó là giấc mơ về Việt Nam có đủ đầy chất dinh dưỡng, nguồn sinh lực, về một thương hiệu sữa Việt đi khắp năm châu”.

“Tinh thần Việt” và câu chuyện xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam

Thời gian gần đây, với việc giúp đỡ công việc cho chị Linh – mẹ bé Đạt, cậu bé nhặt ve chai nổi tiếng vì hành động đẹp xếp dép cho các bạn đi dã ngoại ở Nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP. Hồ Chí Minh), Vinamilk đã khẳng định mạnh mẽ hơn là một thương hiệu Việt thực sự quan tâm tới cộng đồng. Trong ảnh là hình ảnh đẹp của bé Đạt gây sốt cộng đồng mạng thời gian vừa qua.

Tất cả những chiến dịch và chương trình mà Vinamilk xây dựng và thực hiện đều hướng đến lòng tự hào dân tộc hay cũng chính là nền tảng thương hiệu mà Vinamilk đã chọn cho riêng mình. Hy vọng với những chiến lược kinh doanh và truyền thông theo đúng hướng đi của mình, Vinamilk sẽ tiếp tục khẳng định mình là một thương hiệu mang tinh thần dân tộc mà các thương hiệu khác có thể học tập.

Thẻ:  

Bài Viết Liên Quan