Nội dung của bạn đã “chạm” tới cảm xúc của khách hàng?

Nội dung của bạn đã “chạm” tới cảm xúc của khách hàng?

“Đánh” vào nỗi sợ hãi, khơi gợi cảm giác có lỗi, đưa ra lợi ích hay kêu gọi sự đồng cảm chính là 4 loại cảm xúc có thể áp dụng để khiến nội dung của bạn trở nên thuyết phục hơn. 

1. Đánh vào nỗi sợ hãi của hãng “cà phê nguyên chất”

“Đánh vào điểm chết tâm lý” là một trong những chiến thuật marketing đã được rất nhiều thương hiệu áp dụng. Các thương hiệu cho rằng đây là hình thức thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng một cách mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, ví dụ cho việc áp dụng cách thức này có thể kể tới chiến dịch của Vinacafe với câu title quảng cáo gây xôn xao một thời gian: “Từ ngày 1/8 trong mỗi ly cà phê của Vinacafe là cà phê nguyên chất”. Không đề cập tới doanh thu thay đổi như thế nào, thương hiệu này đã “đánh trúng” vào tâm lí lo lắng của người tiêu dùng về chất lượng cà phê nói riêng, thực phẩm nói chung.

marketingduatrennoisohaivinacafehoclomchieucuamasan

Thông điệp này của Vinacafe đã nhanh chóng được lan truyền nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tranh cãi. Để làm marketing dựa trên sự “sợ hãi”, những người trong ngành cần rất cẩn trọng trong từng bước đi hay thông điệp mình truyền tải

2. Khai thác lòng trắc ẩn của khách hàng hoặc khiến họ cảm thấy bản thân có lỗi

Cách làm này thường được các thương hiệu sử dụng khá nhiều trong nội dung của những chiến dịch vào mùa lễ hội. Ví dụ điển hình là các viral clip dịp Tết Nguyên đán của Neptune với thông điệp “Về nhà đón Tết, gia đình trên hết”. Video này của Neptune được đưa lên vào dịp Tết Nguyên đán 2017, nhanh chóng nhận được 3.670.700 lượt view, 4.631 lượt like và bình luận.

Chỉ vỏn vẹn hơn 3 phút nhưng đoạn clip của Neptune đã mang đến rất nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem. Những thước phim này cũng chính là câu chuyện tiếp theo trong hành trình 5 năm lan toả thông điệp vô cùng ý nghĩa “Về nhà đón Tết, gia đình trên hết” của nhãn hàng Neptune.

3. Đánh vào tâm lý “chuộng” khuyến mại

Khách hàng sẽ chú ý hơn đến sản phẩm của bạn khi họ cầm trong tay một voucher giảm giá hoặc xem được một thông tin khuyến mại hấp dẫn. Nếu hiểu được tâm lý khách hàng và đưa ra được những chương trình khuyến mại phù hợp với họ, chắc chắn doanh nghiệp sẽ nhận lại được những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, khuyến mại hấp dẫn tới đâu cũng cần được đi cùng với chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” và mất “điểm” trong mắt khách hàng.

Nội dung của bạn đã “chạm” tới cảm xúc của khách hàng?

Một trong những ví dụ điển hình là loạt chương trình khuyến mại của hệ thống lẩu băng chuyền Kichi Kichi được khách hàng vô cùng hưởng ứng. Nổi bật có thể kể tới chương trình khuyến mại “Ăn 4 tặng 1” kỷ niệm 7 năm thành lập của thương hiệu này.

4. Khơi gợi tình yêu, sự đồng tình hoặc ghét bỏ

Một yếu tố khác giúp bạn hoàn toàn có thể “hạ gục” được trái tim của khách hàng đó chính là tạo được sự đồng cảm nơi họ. Có thể nói, các viral clip quảng bá cho thương hiệu của Thái Lan thường xuyên sử dụng yếu tố này để đánh vào tâm lý khách hàng, khiến họ lắng nghe thương hiệu. Những viral clip đó thường được thiết kế mỹ thuật sao cho tạo ra cảm giác gần gũi, cảnh vật thân thuộc như những câu chuyện đời thường để làm nổi bật những chủ đề như tình cảm gia đình, tình yêu… Chính sự “đơn giản nhưng sâu sắc” đó của dạng video này lại tạo được sự ủng hộ lớn từ phía cộng đồng.

Nội dung của bạn đã “chạm” tới cảm xúc của khách hàng?

Tháng 7/2016, một “bộ phim” ngắn của Thái Lan có tên “Bạn sẽ ra sao khi người yêu bỗng nhiên không còn trên đời nữa?” đã gây sốt trong giới trẻ Việt Nam. Nội dung chỉ chứa đựng trong 11 phút nhưng lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Tuy nhiên, bộ phim ngắn đó không phải là một bộ phim tình cảm thông thường mà chính là một viral clip của Tập đoàn Central với sản phẩm chính là thẻ thành viên  “The 1 Card”. Bỏ qua tất cả nhưng nội dung của thương hiệu thì đây là một clip vô cùng thành công khi đã chọn và bắt trúng được cảm xúc của khách hàng.

Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để khách hàng đưa ra quyết định. Có thể đó sẽ là sự lựa chọn giữa xem/không xem, chia sẻ/không chia sẻ nhưng về lâu dài, đó sẽ là câu chuyện của việc mua hay không mua hàng.

Bản chất của con người đều mong muốn những người xung quanh có cảm xúc giống mình, đồng cảm với mình. Chính vì vậy, để khách hàng của bạn chủ động lắng nghe, tương tác và chấp nhận nội dung về sản phẩm của bạn, hãy đảm bảo nội dung đó phải thực sự  “chạm” được đến cảm xúc của họ.

Bài Viết Liên Quan