Thực tế ảo nhưng hiệu quả không ảo
Nghiên cứu cho thấy thực tế ảo (VR) giúp tăng hiệu quả ghi nhớ thương hiệu gấp 8 lần.
Kết quả này được ghi nhận trong một nghiên cứu về hiệu quả của VR trong marketing thương hiệu của Airpush và POST cereal, PETA và CharityWater. Với các thương hiệu khác nhau, con số có thể thay đổi nhưng nhìn chung đều tăng trong khoảng 1,5 đến 18 lần. Cũng trong nghiên cứu này, họ phát hiện thấy xu hướng người dùng chia sẻ nội dung khi dùng VR tăng gấp đôi.
Điểm qua những chiến dịch marketing đã sử dụng VR, không khó để thấy một trải nghiệm “hoàn toàn khác” mà VR mang lại so với những dạng nội dung truyền thống. Hãy cùng Blue C xem lại một vài quảng cáo dùng công nghệ này, sẽ thú vị hơn nếu bạn đã có sẵn thiết bị chuyên dụng để xem thực tế ảo.
Đi từ Hawaii đến London với Mariott:
Đắm mình vào nước biển sâu ở Tahiti với Go Pro:
Đi tàu lượn siêu tốc ở Seoul Grand Park:
VR bắt đầu được đưa vào ứng dụng từ năm 2014, sau 4 năm, số lượng người dùng đã tăng từ 200.000 đến con số ước tính là 171 triệu. Không thể phủ nhận chính hiệu quả về mặt trải nghiệm đã khiến số lượng này tăng nhanh chóng đến vậy và các thương hiệu chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội áp dụng nó vào trong chiến lược tiếp thị. Nhờ VR, khách hàng dễ dàng có được trải nghiệm với sản phẩm dù các nhãn hàng không cần tốn bất cứ sản phẩm dùng thử nào.
Năm 2017, Đại học Milano-Bicocca nghiên cứu tính hiệu quả của VR trong marketing từ một góc tiếp cận khác. Họ nghiên cứu hiệu ứng cảm xúc, nhận thức và hành vi của nội dung VR đến người dùng và mối liên hệ của nó đến marketing. Trong nghiên cứu, 120 người tham gia vào bài kiểm tra kéo dài 30 giờ. Các nhà nghiên cứu phân tích cử động và biểu hiện trên gương mặt của các đối tượng.
Kết luận trong báo cáo, đại học phát hiện thấy “một sự tăng lên đáng kể về mặt thống kê của sự tập trung các cảm xúc tích cực như vui vẻ, tò mò, hạnh phúc và ngạc nhiên” và sự giảm của cảm giác chán chường. Họ lưu ý rằng “sự gia nhập về mặt vật lý trong môi trường ảo” là một trong những đặc điểm thu hút nhất của VR, và nó là nguyên nhân chính tạo nên các hiệu ứng ghi nhớ thương hiệu. Họ kết luận, VR là một công cụ hiệu quả hơn nhiều so với các công cụ tiếp thị truyền thống, nhờ vào đặc tính nhập vai, tương tác và kích thích cảm xúc tích cực”.
Theo dự đoán, VR có thể dẫn đến một số thay đổi trong cách làm nội dung truyền thông và tiếp thị như sau:
– Cách kể chuyện: Nội dung sẽ hướng đến những tour trải nghiệm quanh nhà máy, với sản phẩm/dịch vụ hơn là những bài quảng cáo suông.
- Cách làm việc với báo chí: Các thông tin gửi đến báo chí hoàn toàn có thể được chuyển thể thành nội dung ảo, giúp tăng cơ hội thuyết phục nhà báo lấy lại thông tin.
– Sự kiện ảo: Các chương trình ra mắt sản phẩm mới, họp báo có thể sẽ đơn giản hơn nhiều nếu doanh nghiệp tổ chức sự kiện ảo cho công chúng xem và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ từ xa.