Để nhân viên mới “yêu” công ty ngay từ lần chào đón đầu tiên

Để nhân viên mới “yêu” công ty ngay từ lần chào đón đầu tiên

Môi trường làm việc phù hợp sẽ đem đến cho những nhân viên mới cảm giác được chào đón nồng nhiệt. Sự chu đáo của công ty trong công tác chào đón chắc chắn sẽ tạo thiện cảm và động lực để nhân viên này gắn bó lâu dài hơn. Với các ứng viên đã vượt qua quá trình tuyển dụng khốc liệt và háo hức với vị trí mới của mình, ngày đầu tiên đi làm chắc chắn nhân viên mới sẽ khá bối rối và áp lực, vì vậy, việc đảm bảo nhân viên mới cảm thấy được hoan nghênh là điều vô cùng quan trọng.

Với nhân viên mới, hãy chào đón tốt hơn

Một số công ty chào đón bằng cách giao cho nhân viên một xấp giấy tờ khiến họ phải ngồi hàng giờ đồng hồ để hoàn thiện. Hoặc có trường hợp trong nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo có thể đã gặp hàng tá nhân viên mới, nhưng không thể có cuộc trò chuyện ý nghĩa nào với bất kỳ ai trong số họ.

Lý do dẫn tới sự thất bại trong tuyển dụng là việc nhân viên mới được định hướng, nhưng không thực sự được hòa nhập.

Theo Michel Falcon, chuyên gia hàng đầu thế giới về Trải nghiệm nhân viên: “Những gì nhân viên mới cảm nhận, nhìn thấy và nghe thấy sẽ tạo thành ấn tượng ban đầu của họ. Thông thường, các công ty nhầm lẫn giữa việc chào đón nhân viên mới với đào tạo chuyên môn. Mặc dù đào tạo có vai trò trong quá trình làm quen của một nhân viên, nhưng nó không đại diện cho toàn bộ quá trình”.

Cách Zappos gây ấn tượng khó quên với nhân viên mới

Vài năm trước, Falcon đã dành một ngày với nhóm lãnh đạo điều hành Zappos. Ông nhận thấy rằng khách hàng sẽ không thể có những trải nghiệm tuyệt vời nếu như không có văn hóa công ty và sự gắn bó giữa các nhân viên. Zappos đã nảy ra ý tưởng từ lâu với việc tạo ra trải nghiệm thú vị và độc đáo cho người mới. 

Trong một tháng, các nhân viên mới sẽ phải tìm hiểu về lịch sử của công ty, 10 giá trị cốt lõi và tầm quan trọng của việc cung cấp dịch vụ khách hàng bằng cách trực điện thoại, đồng thời hiểu hơn cách tạo mối quan hệ có gắn bó với đồng nghiệp thông qua các trò chơi, hoạt động và dự án.

“Mục tiêu trong 1 tháng là xây dựng các mối quan hệ và đảm bảo rằng nhân viên mới cảm thấy thoải mái trong vai trò của mình”, Chuyên viên đào tạo của Công ty – Stephanie Hudec nói.

Tất cả mọi người đều phải tham gia vào chương trình chào đón. Cho dù người đó mới tham gia “Gia đình Zappos” hay với tư cách là một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, những nhân viên mới không thể bắt đầu công việc chính thức cho đến khi hoàn thành chương trình.

Giống như tất cả nhân viên, CEO Tony Hsieh của Zappos cũng tham gia vào việc chương trình giới thiệu nhân viên. Tại Zappos, anh tình cờ nghe được mọi người nói rằng họ không chắc chương trình này phù hợp với công ty. Tony quyết định động viên những người được tuyển dụng bằng cách đưa ra quy định sẽ phạt họ 100 USD nếu họ muốn hủy chương trình chào đón.

Hsieh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Harvard Business Review: “Động lực ban đầu để Zappos làm điều đó là để đảm bảo rằng mọi người đến với công ty không chỉ vì tiền lương.” Họ vẫn phải về nhà, vào cuối tuần, nghĩ về điều đó, nói chuyện với bạn bè và gia đình của họ, và tự hỏi bản thân, “Đây có phải là công ty mà tôi thực sự có thể cam kết? Đây có phải là công ty mà tôi tin tưởng từ lâu không”. Và khi họ trở lại làm việc vào thứ Hai, họ sẽ tận tâm và đam mê công ty hơn rất nhiều.

6 cách giúp tân binh hòa nhập và gắn bó lâu dài hơn với tổ chức

Bất kỳ công ty nào cũng có thể cải thiện quy trình chào đón của mình. Không phải vì niềm vui và trò chơi; mà đó là việc doanh nghiệp đó hiểu rõ mục đích, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của mình. Hudec nói, “Nhóm của bạn phải tin vào điều đó để họ có thể truyền lại cho những người khác.”

Các công ty, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, không cần phải có 4 tuần để hòa nhập như Zappos. Tuy nhiên, họ có thể thực hiện các quy trình đảm bảo những người mới được tuyển dụng cảm thấy được chào đón, gắn bó và là một phần của văn hóa công ty. Video Blue C tổng hợp dưới đây sẽ là những gợi ý của Zappos giúp doanh nghiệp thực hiện được điều này:

Việc chào đón tốt hơn không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mới mà còn cho toàn bộ công ty. Nếu bạn đã hài lòng với một phần ba lực lượng lao động của mình không có sự hứng thú với công việc, thì đừng làm gì cả. Nếu bạn muốn tạo ra sự thay đổi lâu dài trong tổ chức của mình, 6 phương pháp mà Blue C đã trình bày là cách để bạn thực hiện những thay đổi đó. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có một góc nhìn khác về chào đón nhân viên mới cũng như tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Trường Sơn

(Theo Zappos)

Bài Viết Liên Quan