Chiêu thức giúp CEO trở thành “bậc thầy” trong giao tiếp nội bộ

Chiêu thức giúp CEO trở thành “bậc thầy” trong giao tiếp nội bộ

Không phải lãnh đạo nào cũng biết tận dụng những “khoảnh khắc vàng” để gần gũi với nhân viên. Thay vì điều tra mức độ hài lòng của nhân viên với lãnh đạo hay tái cơ cấu tổ chức, việc tập trung xây dựng thương hiệu và chiến lược truyền thông cho chính CEO là bước quan trọng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

CEO là người đại diện cho thương hiệu doanh nghiệp trước nhà đầu tư, khách hàng, đối tác, là người thực thi các chiến lược kinh doanh. Không chỉ vậy, CEO còn người người truyền cảm hứng cho nhân viên, định hình và phát triển văn hóa cho tổ chức, huấn luyện cho đội ngũ kế cận.

Theo nghiên cứu kinh tế của Glassdoor, niềm tin vào lãnh đạo cấp cao là yếu tố hàng đầu làm hài lòng nhân viên. Theo Harvard Business Review thì cứ năm CEO sẽ có hai người thất bại trong 18 tháng đầu thử việc bởi họ quá đề cao cái tôi và phong cách lãnh đạo không được nhân viên ủng hộ. Những nhà lãnh đạo giỏi hiểu rằng ngoài việc chỉ đạo rõ ràng, nhìn nhận đúng đắn các vấn đề họ còn phải quan tâm sát sao tới chính nội bộ nhân viên. Họ hiểu rằng hiệu quả làm việc luôn đi kèm với giao tiếp nội bộ. Họ quan tâm tới việc xây dựng một mối liên hệ gắn kết với nhân viên, không chỉ là mối quan hệ với đối tác hay khách hàng.

Hàng năm, Glassdoor, một trong những doanh nghiệp tuyển dụng lớn nhất thế giới đã tổ chức Giải vinh danh các CEO trên khắp Bắc Mỹ và các khu vực của Châu Âu. Giải thưởng này dựa trên những đánh giá của nhân viên về lãnh đạo của họ trong từng năm. Đây cũng là giải thưởng quan trọng giúp CEO khẳng định thương hiệu cá nhân, lan tỏa văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp, tuyển dụng và giữ chân nhân tài chất lượng, thức đẩy thành công trong kinh doanh.

Dưới đây là những “chiêu thức” cơ bản nhưng rất hiệu quả để CEO áp dụng và giao tiếp thành công hơn với chính nhân viên trong doanh nghiệp.

1 – Gặp gỡ trực tiếp

Trong một khảo sát của HBR về những vấn đề giao tiếp phổ biến ảnh hưởng tới hiệu quả lãnh đạo, 52% người được phỏng vấn tại Mỹ cho biết lãnh đạo không dành thời gian để gặp gỡ nhân viên và 51% cho biết lãnh đạo từ chối nói chuyện với cấp dưới.

Các CEO nên tạo cơ hội thường xuyên kết nối với nhân viên thông qua sự kiện nội bộ trực tiếp định kỳ hoặc không định kỳ. Các sự kiện như họp giao ban, leader talk, mừng sinh nhật, tổng kết năm… đều nên có sự xuất hiện của lãnh đạo.

Steve Jobs sau khi rời Apple còn được biết đến với vai trò là CEO của công ty máy tính Pixar (sau này Pixar trở thành một hãng phim hoạt hình nổi tiếng). Ông lên ý tưởng thiết kế về một không gian làm việc chung tại Pixar – nơi những cuộc gặp gỡ, “va chạm” tự nhiên sẽ được diễn ra thường xuyên và ngẫu nhiên hơn. Steve Job là một điển hình việc áp dụng chiêu thức “đối mặt trực tiếp” giữa lãnh đạo và nhân viên, kể cả khi rửa tay tại…nhà vệ sinh.

Tòa nhà văn phòng của Pixar mang tên Steve Job Building thiết kế lối giao thông đi lại giúp toàn bộ nhân viên có thể tập trung lại một cách tự nhiên. Hòm thư nội bộ và cafe, bàn bi lắc và gym, phòng chiếu phim tập trung ở không gian trung tâm. Trong văn phòng chỉ có duy nhất một phòng WC, nhân viên hay lãnh đạo, khách hàng có thể đi ngang qua nhau hay chạm mặt nhau ngay tại đây giúp nảy sinh những cuộc trao đổi.

2 – Tăng cường lắng nghe

Các CEO thường giỏi nói về tầm nhìn, chiến lược nhưng lại không dành nhiều thời gian lắng nghe quan điểm của nhân viên. Hãy tăng cường khoảng thời gian quý báu để lắng nghe. Các hoạt động như “Ăn trưa cùng sếp”, “tọa đàm nhân viên”… vai trò của CEO nên là lắng nghe và trò chuyện để đảm bảo kết nối hai chiều được diễn ra, giúp lãnh đạo và nhân viên hiểu nhau hơn.

Richard Branson (Virgin Group) là hình mẫu của lãnh đạo luôn biết lắng nghe. Ông từng nói: “Để trở thành một nhà lãnh đạo tốt, bạn cần biết lắng nghe và làm chủ quyết định của mình. Điều đó không có nghĩa là bạn có thể áp đặt quan điểm của bản thân cho người khác. Điều tối kỵ của một lãnh đạo tốt là sự độc đoán trước lời khuyên chân thành và ý tưởng độc đáo. Một nhà lãnh đạo tốt còn phải biết cách khen ngợi người khác, không bao giờ công khai chỉ trích một ai và không để nóng giận mất khôn. Nếu nhân viên làm việc không hiệu quả thì cũng không vì thế mà sa thải họ, thay vào đó hãy xem trong công ty có vị trí nào phù hợp với họ hơn không. Hầu hết các trường hợp, câu trả lời là “có”.”

“Nghe nhiều hơn bạn nói” là năm từ tóm tắt rõ sự tín nhiệm của Richard Branson trong vai trò lãnh đạo

3 – Sử dụng kênh truyền thông xã hội

Sự bùng nổ của kênh truyền thông mạng xã hội khiến các doanh nghiệp không nằm ngoài cuộc. Song, không phải CEO nào cũng hiểu tầm quan trọng và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Theo báo cáo từ CEO.com và DOMO, 60% các CEO không có tài khoản mạng xã hội bằng tên riêng của họ, mặc dù nghiên cứu tương tự từ Fortune cho thấy một CEO hoạt động hiệu quả trên mạng xã hội là có giá trị quan trọng tới thành công của thương hiệu doanh nghiệp.

Để tăng cường giao tiếp hiệu quả, các CEO nên tham gia mạng xã hội thường xuyên, like các post của mọi người, chúc mừng mọi người về những thành công, viết blog về các vấn đề mình muốn thể hiện quan điểm…Đây là cách đơn giản và tiết kiệm nhất để khẳng định thương hiệu cá nhân và đạt hiệu quả lan tỏa trong truyền thông.

CEO của công ty T-Mobile, John Legere, một bậc thầy về sử dụng Twitter. CEO này dùng mạng xã hội không chỉ để đăng các thông tin về sản phẩm của T-Mobile, mà còn chia sẻ niềm đam mê về rock của anh. Hiện tài khoản Twitter của John Legere có 5,42 triệu người theo dõi. Tài khoản Instagram của CEO Fursan, Ibrahim Al-Haidos có tới hơn 161.000 người theo dõi. Ông duy trì lượng theo dõi cao bằng cách đăng 3-4 ảnh mỗi ngày. Các bức ảnh chủ yếu về sản phẩm túi xách của công ty và về cuộc sống cá nhân của vị CEO người Qatar này.

CEO của T-Mobile, John Legere đã sử dụng mạng xã hội để khoe khoang về thần tượng nhạc rock của mình đi kèm các bài đăng về các sản phẩm của T-Mobile.

Với mong muốn giúp CEO doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cá nhân và chiến lược truyền thông hiệu quá với các nhóm công chúng mục tiêu khác nhau, Blue C cung cấp dịch vụ CEO Branding Communications. Dịch vụ này được xây dựng dựa trên công thức 4P Branding Mix với bốn yếu tố liên quan bao gồm: Con người (Person), Phong cách (Personality), Uy tín (Prestige) và Thành quả (Performance) của CEO. Dựa trên các bước nghiên cứu, xác định chiến lược, Blue C sẽ xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp, đảm bảo sự nhất quán chân thực cũng như tạo sự khác biệt và hiệu quả cho lãnh đạo doanh nghiệp.

Mai Trinh

Bài Viết Liên Quan