Blue C nâng cao năng lực truyền thông nội bộ cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Blue C nâng cao năng lực truyền thông nội bộ cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Sau ba ngày đào tạo, 40 cán bộ nhân viên truyền thông của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam đã được cung cấp những thông tin cần thiết về cách vận hành của một toà soạn báo cũng như kĩ năng tiếp cận và tư duy đề tài cho ấn phẩm nội bộ.

Khóa đào tạo “Nâng cao năng lực truyền thông nội bộ” dành cho các cán bộ chuyên trách của Vinatex được tổ chức từ ngày 21 đến 23/3/2019, với cả hình thức offline và trực tuyến. Giảng viên  khóa học này là chuyên gia Lê Quang Vũ, Giám đốc Blue C và chuyên gia Nguyễn Trí Mẫn, Cố vấn cấp cao của Blue C.

Vinatex là tập đoàn kinh tế lớn với tổng số người lao động lên tới hơn 120 nghìn người, do đó, công tác truyền thông nội bộ đã được chú trọng nhiều năm qua. Tuy nhiên, trước tình hình công nghệ truyền thông thay đổi nhanh chóng, nhất là sự phát triển mạnh của các mạng xã hội làm thay đổi hoàn toàn phương thức truyền thông thế giới, công tác truyền thông nội bộ cần liên tục đổi mới, sáng tạo.

Sở hữu tạp chí có tên Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam, tuy nhiên những nhân viên truyền thông của Vinatex và các đơn vị thành viên đều tự nhận mình là người “làm tay trái” trong lĩnh vực này. Khóa đào tạo được Blue C thiết kế tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng truyền thông nội bộ, kỹ năng tổ chức ấn phẩm nội san, ấn phẩm tạp chí chuyên ngành, với nội dung thiết thực, bổ ích, gắn liền với công việc của các cán bộ, nhân viên làm công tác truyền thông của Tập đoàn.

Với hơn 40 học viên chia làm 4 nhóm (trong đó một nhóm ở chi nhánh Hồ Chí Minh học trực tuyến), khóa đào tạo bao gồm 06 buổi học với nội dung lần lượt là: Truyền thông và tạp chí; Tổ chức toàn soạn & quy trình thông tin; Tư duy đề tài và tổ chức nội dung theo tuyến đề tài; Khai thác, xử lý thông tin và biên tập; Thiết kế và xử lý hình ảnh.

Sau những câu hỏi dí dỏm gợi mở chủ đề từ phía giảng viên, các học viên sẵn sàng nêu lên ý kiến, quan điểm của mình trước những vấn đề được đưa ra và cùng nhau cười sảng khoái trước những câu trả lời hài hước.

Truyền thông và tạp chí

Muốn làm truyền thông hiệu quả, trước tiên cần biết được đối tượng tiếp nhận truyền thông là ai. Điều này được thể hiện rõ qua bài tập nhóm đầu tiên của lớp: Xây dựng chân dung người đọc của Kenh14, VTV1 và Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam. Đặc biệt, nhóm miêu tả chân dung Tạp chí của ngành đã có cách thể hiện rất thú vị và sáng tạo.

Chân dung người đọc Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam

Tổ chức toàn soạn & quy trình thông tin

Đi sâu vào các kiến thức về tạp chí, lớp học buổi chiều đã giới thiệu các bước cần thực hiện trước khi một tờ tạp chí ra đời. Trong bài tập để hiểu rõ hơn về nội dung này, các nhóm sẽ chia nhau nghiên cứu những tờ tạp chí nổi tiếng như Wanderlust, Vietnam Golf, Travellive, sau đó “bắt lỗi” dựa vào kiến thứ đã học. Tất cả những vấn đề về trình bày, bố cục hay lỗi chính tả, chọn màu chưa hợp lý… đều được đem ra mổ xẻ và nhận được ý kiến phản hồi của giảng viên.

“Đường đi” của một bài viết

Tư duy đề tài và tổ chức nội dung theo tuyến đề tài

Ở buổi học thứ ba, các học viên được cùng nhau “brainstorm” về đề tài. Với chủ đề “Ảnh hưởng của tăng giá điện đến ngành Dệt may”, mỗi nhóm sẽ lần lượt đưa ra tất cả các đề tài có thể triển khai. Hoạt động này giúp các học viện hiểu hơn về quá trình lựa chọn đề tài và tìm ra những góc nhìn mới lạ để bài viết được hấp dẫn hơn.

Những đề tài được đưa ra cho chủ đề “Ảnh hưởng của tăng giá điện đến ngành Dệt may”

Các nhóm nhận được bài tập lớn với chủ đề bao gồm Cách mạng 4.0, CPTPP và Quản trị rủi ro. Dưới sự trợ giúp của hai giảng viên Lê Quang Vũ và Nguyễn Trí Mẫn, mỗi nhóm sẽ triển khai một hoặc nhiều bài viết có độ dài tối thiểu 4 trang, sau đó trình bày bố cục giống như một bài viết tạp chí hoàn chỉnh.

Những ý tưởng triển khai đề tài

Khai thác, xử lý thông tin và biên tập

Nội dung lý thuyết chính của buổi thứ năm xoay quanh yêu cầu cơ bản về một bài viết, cụ thể là những kiến thức về kết cấu bài viết, quy tắc mắt đọc, các lỗi thường gặp… cũng như những quy tắc về xử lý tiêu đề, bảng biểu, hộp thông tin…

Phần thuyết trình bố cục trang của các nhóm

Thiết kế và xử lý hình ảnh

Thông điệp của ngày học cuối cùng chính là: “Không phải chỉ người làm thiết kế mới cần tư duy hình ảnh”. Giảng viên đã cung cấp cho các học viên những kiến thức liên quan đến quy tắc thiết kế như cách phối màu, cách chọn font có chân hoặc không chân, cách chia cột để thu hút sự chú ý của người đọc… Ảnh được chọn cũng cần chứa thông tin chứ không phải chỉ để minh họa, nếu cần sẽ được crop hoặc flip để người đọc tập trung vào các chi tiết quan trọng trong ảnh.

Giảng viên Nguyễn Trí Mẫn góp ý bài tập của các nhóm

Sau chuỗi buổi học lý thuyết, các nhóm đều có hoàn thành các bài tập khó. Trong đó, nhóm 3 với chủ đề “Quản trị rủi ro” đã có màn thể hiện xuất sắc nhất. Chỉ trong thời gian ngắn làm việc với designer và cắt gọt nội dung cũ, nhóm đã đưa ra được bài viết có chất lượng cao với cách trình bày tiệm cận chất lượng của một tờ tạp chí chuyên nghiệp. Sản phẩm của nhóm đã nhận được nhiều lời khen từ phía giảng viên cũng như những học viên khác.

Designer dàn trang theo ý kiến của nhóm

Kết thúc khóa học, các thành viên trong lớp đã được trang bị những kiến thức cơ bản để biến công việc truyền thông “tay trái” chuyển thành “tay phải” của mình. Các giảng viên và học viên cùng hy vọng sẽ chứng kiến Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam có những thay đổi tích cực trong các số tiếp theo.

Blue C là đơn vị tiên phong trong công tác đào tạo kỹ năng truyền thông nội bộ cho các doanh nghiệp. Ngoài Vinatex, các chuyên gia của Blue C đã tham gia đào tạo cho đội ngũ chuyên trách Truyền thông nội bộ cho nhiều doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, MobiFone, Viettel, VietinBank, Đạm Cà Mau, BIDV…

Anh Tùng

Bài Viết Liên Quan