Đừng để khó khăn năm cũ “vùi lấp” hào quang văn hóa doanh nghiệp

Đừng để khó khăn năm cũ “vùi lấp” hào quang văn hóa doanh nghiệp

Sau một năm cũ đầy khó khăn, văn hóa doanh nghiệp là điều có thể giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển “bứt tốc” hơn. Làm thế nào để củng cố và không để “bóng tối” của năm cũ bao phủ “hào quang” văn hóa doanh nghiệp trong năm mới, cùng tìm hiểu với Blue C nhé!

Tuyển và ghi nhận nhân viên kiên cường, dễ thích nghi

Để khắc phục những khó khăn năm cũ để lại, doanh nghiệp nên ghi nhận những nhân viên hiện tại và tuyển thêm những nhân viên mới có bản lĩnh kiên cường, dễ thích nghi, đương đầu tốt với những vấn đề khó khăn.

Ưu tiên tuyển dụng những nhân viên có tinh thần chịu khó, nhanh chóng thích nghi với thay đổi.

Những nhân viên này là người lanh lợi – họ sẵn sàng đào sâu và sử dụng sự khéo léo của mình để giải quyết những bất ổn và phức tạp do dịch bệnh gây ra. Họ là những người cá tính – hay tò mò và có góc nhìn đa chiều, sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ, tận dụng sự khác biệt và luôn giữ vững “cái đầu lạnh” ngay cả khi thế giới đảo lộn. Từ đó, chính họ sẽ là người tạo ra những thay đổi tích cực cho công ty.

Nếu công ty bạn chưa thể xây dựng một văn hóa doanh nghiệp với những nhân viên kiên cường, dễ thích nghi, hãy thẳng thắn trao đổi với những nhân viên mới trước khi tuyển dụng, rằng công ty đang tìm kiếm những nhân tố phục vụ cho sự thay đổi và khởi sắc cho văn hóa doanh nghiệp.

Truyền thông những câu chuyện phù hợp với văn hóa doanh nghiệp 

Mọi thứ đều trở nên khác biệt sau Covid-19, ngay cả với văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm và giới thiệu những câu chuyện mới về hành vi, thói quen, truyền thống phù hợp với văn hóa công ty mong muốn xây dựng.

Những câu chuyện về văn hóa sẽ đem lại cái nhìn tích cực cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn như nếu doanh nghiệp bạn là một chuỗi bán lẻ coi trọng sự cởi mở và minh bạch, hãy thường xuyên tổ chức các diễn đàn ảo trong thời gian đại dịch cho tất cả nhân viên. Trong các diễn đàn, lãnh đạo lắng nghe suy nghĩ và trả lời câu hỏi của mọi nhân viên. 

Hay nếu doanh nghiệp bạn là một công ty truyền thông – giải trí – nơi trước đây không khuyến khích làm việc từ xa nhưng lại đề cao các giá trị tự chủ, trách nhiệm, trong bối cảnh có lệnh cách ly xã hội, hãy xem xét để chấp nhận phương thức này. Các nhà lãnh đạo nên truyền đạt điều này cho nhân viên một cách rõ ràng trong bản tin nội bộ và cam kết đưa ra các phương án làm việc từ xa ngay cả sau khi đại dịch kết thúc.

Để những giá trị cốt lõi vì cộng đồng được tỏa sáng

Đôi khi, những khó khăn do đại dịch Covid-19 để lại không phải là rào cản mà là một cơ hội để các doanh nghiệp củng cố vững chắc hơn văn hóa doanh nghiệp của mình. Trong năm tới, hãy để những giá trị cốt lõi vì cộng đồng của doanh nghiệp được tỏa sáng, từ đó vượt qua những khó khăn do năm cũ để lại.

Đừng bỏ quá yếu tố cộng đồng trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp vào năm tới.

Doanh nghiệp bạn có thể học cách làm của chuỗi cửa hàng pizza có trụ sở tại Washington D.C. Khi đại dịch bắt đầu, lãnh đạo của họ, với triết lý “vừa làm vừa tốt” – vừa phục vụ vừa quan tâm cộng đồng nơi đặt cửa hàng, quyết định đây sẽ là thời điểm hoàn hảo để thúc đẩy văn hóa công ty. Vào tháng 3 năm 2020, họ đã phát triển một sáng kiến ​cung cấp bánh nướng miễn phí cho các nhân viên y tế tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Họ đã tăng lương theo giờ và phúc lợi cho người lao động, chẳng hạn như cung cấp quyền truy cập miễn phí vào Netflix và trả tiền xăng xe đi làm sau khi nhận ra cách đại dịch có thể gây căng thẳng cho họ. Công ty đã giữ lại 90% nhân viên và 10% còn lại chủ yếu là những người xin nghỉ vì lý do cá nhân. (Trước đại dịch, tỷ lệ nghỉ việc bình thường tại đây là 10%.)

Câu chuyện trên có thể trở thành nguồn cảm hứng cho bất kỳ doanh nghiệp nào có mong muốn củng cố và phát triển vững chắc văn hóa doanh nghiệp sau một năm ảm đạm. Những hành động vì cộng đồng, vì nhân viên cần được chú trọng và đặt lên hàng đầu vì họ là đối tượng giúp doanh nghiệp có hình ảnh đẹp trên thị trường và có khả năng đứng vững trước biến động.

Hải Vân

(Theo HBR)

Bài Viết Liên Quan