Cách viết một tiêu đề “mời gọi” khiến độc giả nào cũng muốn đọc

Cách viết một tiêu đề “mời gọi” khiến độc giả nào cũng muốn đọc

Phân tích tiêu đề từ các bài báo và viết lại theo cách hiểu của bạn là một cách hiệu quả để đặt tiêu đề hấp dẫn người đọc và khiến họ ghi nhớ. Và, liệu có một công thức “chuẩn” nào cho việc đặt tiêu đề mà bạn chưa biết tới? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết này.

Hãy phân tích một vài ví dụ dưới đây về cách đặt tiêu đề khiến bạn phân vân:

Ví dụ 1: Honda, Toyota and Nissan Commit to Greener Futures for Car (Tạm dịch: Honda, Toyota và Nissan cam kết về một “tương lai xanh” cho công nghiệp ô tô)

Rõ ràng đây không phải một tiêu đề tệ, nhưng lại chưa có điểm thực sự hấp dẫn hoặc mới mẻ. Liệu chúng ta đã biết những công ty sản xuất ô tô này đang “xanh hóa” tương lai ngành ô tô không?

Ví dụ 2: New Dell Teaching and Learning Academy focuses on Educators’ Instructional Needs and Personalized Learning (Tạm dịch: Chương trình Đào Tạo và Giáo dục mới của Dell tập trung vào những nhu cầu giảng dạy của người dạy học và môi trường học tập cá nhân hóa)

Tiêu đề này có vấn đề gì? Nó khiến người đọc cảm giác như Dell đang làm một điều tốt, nhưng thực tế, thông tin chỉ đơn giản là Dell hướng dẫn người dùng sử dụng sản phẩm.

Ví dụ 3: How can I find the right second home to move to and what’s the trick to getting an offer accepted? Four essential steps to bagging that dream bigger property (Tạm dịch: Làm thế nào tôi có thể tìm thấy ngôi nhà thứ hai đích thực của mình và làm sao để lời đề nghị được chấp thuận? Bốn bước cần thiết để đạt được giấc mơ tài sản lớn hơn đó.

Chúng ta phải bắt đầu từ đâu với tiêu đề này? Thứ nhất, đây là một tiêu đề quá dài. Thứ hai, cụm từ “Giấc mơ tài sản lớn hơn?” (that dream bigger property) khiến người đọc thắc mắc nó mang ý nghĩa khuyến khích mọi người dám ước mơ lớn hay chỉ đơn giản về giá trị tài sản cao hơn?

Vậy, những tiêu đề trên có thể thay đổi như thế nào để hấp dẫn hơn? Hãy cùng xem các tiêu đề được viết lại:

  • Honda, Nissan, and Toyota Unite to Create a More Eco-Friendly World
  • Dell’s Teaching and Learning Academy Makes Using its Products a Snap
  • 4 Steps to Secure Your Dream Property

Dưới đây là một vài ví dụ điển hình về các tiêu đề bài báo hấp dẫn:

United Airlines Wants To Fuel Jets With Your Leftover Dinner (Tạm dịch: United Airlines muốn tiếp năng lượng cho máy bay bằng bữa tối còn lại của bạn)

Tiêu đề này khiến bạn tò mò và cảm thấy buồn cười. Đây cũng là một cách PR tuyệt vời với một thương hiệu trong ngành luôn cần sự kiểm duyệt kĩ lưỡng.

Square Cash is Open for Business (Tạm dịch: Square Cash luôn rộng mở cho doanh nghiệp)

Tôi thích sự đơn giản của tiêu đề này. Tôi đang tự hỏi Square Cash vận hành như thế nào, vì vậy tôi đã click vào tiêu đề được tối ưu cho cách việc tìm kiếm này.

Forget Soccer. Can US Beat Japan in a Giant Robot Battle (+video)?(Tạm dịch: Hãy quên bóng đá. Liệu Mỹ có thể đánh bại Nhật trong cuộc chiến Robot khổng lồ này không (+ video)?

Độ dài của tiêu đề này thực sự tốt và nó đã “đánh” vào cảm xúc (bạn có tò mò xem video không?), đề cập tới một chủ đề hấp dẫn (bóng đá), và người đọc được biết sẽ có video đính kèm.

Luôn ghi nhớ điều này:

“Trung bình, mọi người đọc tiêu đề nhiều hơn 5 lần so với nội dung chi tiết. Khi bạn viết xong một tiêu đề, bạn đã tiêu hết 80 cent trong số tiền của bạn.”

David Ogilvy

Tự phân tích các tiêu đề là một cách hữu hiệu giúp bạn hiểu thế nào là một tiêu đề tốt. Tuy nhiên, có một vài công thức đúng có thể áp dụng khi đặt tiêu đề. Tham khảo các mẹo dưới đây để có thể tạo ra tiêu đề đủ sức hấp dẫn:

1. Ngắn gọn và thú vị

Các công cụ tìm kiếm và thậm chí người đọc sẽ bỏ qua các tiêu đề dài. Ngoài ra, người ta luôn muốn hiểu ngay lập tức nội dung bạn đang nói về. 100 ký tự trở xuống cho một tiêu đề là lựa chọn tối ưu nhất.

2. Dễ lan tỏa trên mạng xã hội

Điểm này cũng giống như việc viết tiêu đề ngắn gọn. Tuy nhiên, độc giả trên mạng xã hội thậm chí còn thích cách viết ngắn gọn, xúc tích hơn. Khi bạn viết tiêu đề, đừng quên cách viết phù hợp để dễ dàng lan tỏa trên mạng xã hội.

3. Thông điệp mạnh

Sử dụng câu bị động vô tình khiến thông điệp trở nên yếu ớt. Thay vào đó, hãy dùng cấu trúc câu chủ động để nhấn mạnh thông điệp, như phong cách của một người lãnh đạo.

4. Tiêu đề có cảm xúc

Thậm chí đến những người lạnh lùng nhất cũng có cảm xúc, đó là bản chất của con người. Hãy chạm vào điểm này bằng cách sáng tạo những tiêu đề chứa đựng cảm xúc như hài hước, tức giận hay sự tò mò.

5. Đặt tiêu đề là bước cuối cùng

Với một vài người, tiêu đề dùng để định hình tông giọng của bài viết. Mặc dù vậy, nếu viết tiêu đề sau khi hoàn thành bài, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về điều bạn nói hay cảm xúc bạn muốn truyền tải. Hãy để tiêu đề là bước cuối cùng và tóm gọn thông điệp toàn bộ bài viết trong một tiêu đề thực sự ấn tượng.

6. Bắt kịp xu hướng

Chú ý tới các xu hướng, keyword được dùng phổ biến trên mạng xã hội và đưa vào tiêu đề là một cách thu hút người đọc. Ví dụ, bạn thích cụm từ “B2B public relations” nhưng hastag thường xuất hiện trên Twitter là “B2B PR”, bạn nên dùng cụm từ phổ biến hơn trong tiêu đề bạn viết.

7. Đặt mình vào vị trí người đọc

Hãy viết một tiêu đề mà ngay cả bạn cũng cảm thấy muốn đọc. Đặt địa vị của bạn vào người đọc để hiểu thông tin người đọc mong muốn nhận được và bạn cần truyền đạt điều gì.

8. Tối ưu SEO

Dù bạn đang viết để người khác đọc, hãy nhớ rằng bạn cũng đang viết cho cả… các công cụ tìm kiếm. Keyword không chỉ cần xuất hiện trong bài viết hay tít phụ mà còn trong cả tiêu đề. Các keyword nên là các từ đầu tiên trong tiêu đề.

9. Dùng các công cụ chấm điểm

Dùng công cụ phân tích, ví dụ như CoSchedule, không phải là cách giúp bạn tránh khỏi thất bại mà giúp bạn chắc chắn hơn với tiêu đề của mình.

Ví dụ, nếu đánh giá tiêu đề How to Write Press Release Headlines, tôi nhận được 65 điểm, mức C-. Nhưng tiêu đề này không có điểm đánh giá về các từ phổ biến, các từ nhấn mạnh hay không phổ biến. Tiêu đề này nhận được 33% về mức độ cảm xúc. Từ kết quả trên, điều bạn cần làm là cân bằng 4 nhóm này.

Vì vậy, nếu tôi thay đổi thành How to Write Press Releases That People Read, tôi sẽ nhận được 71 điểm, mức A+ về độ cân bằng từ ngữ. Theo công cụ đánh giá này, từ 70 điểm trở lên được đánh giá là một tiêu đề tốt.

Nguồn: prdaily.com

Thẻ:  

Bài Viết Liên Quan