“8 tiếng/ngày” có còn là thước đo lý tưởng?

“8 tiếng/ngày” có còn là thước đo lý tưởng?

Từng là một nguyên tắc truyền thống được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm đánh giá nhân viên, con số 8 tiếng/ngày dường như đang đi ngược lại với thực tế và môi trường làm việc cởi mở hiện nay tại nhiều công ty. Truyền thông nội bộ (TTNB) có thể giúp gì được vấn đề này cho doanh nghiệp?

ĐO VỀ SỐ HAY ĐO VỀ CHẤT?

Vào năm 1920, Henry Ford – nhà sáng lập Ford Motor là người đầu tiên đề xuất nguyên tắc ngày làm 8 tiếng lại công sở. Nguyên tắc này nhanh chóng trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các doanh nghiệp. Với khoảng thời gian làm việc chỉ chiếm ⅓ tổng thời gian trong ngày, người lao động có thể chủ động cân bằng giữa thời gian dành cho công việc, gia đình và nghỉ ngơi của bản thân.

Các phương pháp theo dõi như sổ công, máy chấm công… được sử dụng để tính toán chính xác tổng số thời gian làm việc trong tháng. Kết quả sẽ được doanh nghiệp dùng làm cơ sở để tính lương thưởng định kì cho nhân viên.

Tuy nhiên trong thời buổi thị trường khi các hoạt động đang có xu hướng chuyển dịch sang kinh doanh đa ngành nghề và coi trọng nhiều hơn mảng dịch vụ, thì thước đo làm việc 8 tiếng/ngày đã không còn phù hợp. Ví dụ, thang đo 8 giờ/ngày sẽ khó lòng chính xác với những nhân sự có đặc thù thường xuyên làm việc bên ngoài hay ngoài giờ hành chính.

Các công việc như kỹ thuật IT, bán hàng hay chăm sóc khách hàng thường xuyên đòi hỏi nhân viên chuyên trách luôn phải theo sát công việc kể cả ngoài giờ hành chính. Việc này khiến cho phương pháp chấm công truyền thống không còn phù hợp để đánh giá.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang dần thử nghiệm các mô hình đánh giá nhân viên dựa trên hiệu quả công việc. Thay vì dựa theo những con số thời gian đơn thuần thì với cách tính mới, nhân viên sẽ được tập trung giám sát thông qua chất lượng và tiến độ của những đầu việc đã hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định, trên những nền tảng công nghệ hỗ trợ phù hợp.

HIỂU NHÂN SỰ ĐỂ CÓ THƯỚC ĐO “CHUẨN”

Với một đội ngũ trẻ và sáng tạo, lịch trình “8h/ngày” có thể khiến họ cảm thấy bị bó buộc và mất động lực để hết mình, xông pha vì công việc. Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn có sự đa dạng về độ tuổi nhân viên thì những “chế tài” quá tự do lại có nguy cơ tạo ra tác động tiêu cực tới kỷ luật của công ty và sự công bằng trong môi trường làm việc. Tất cả những vấn đề này đều sẽ “châm ngòi” cho các khủng hoảng về TTNB như “chảy máu” nhân sự, chia rẽ nội bộ, tập thể mất đoàn kết… Tích cực lắng nghe nhân viên là cách để giảm thiểu những nguy cơ về TTNB và sẽ đưa ra cho người quản lí những cơ sở để xây dựng quy chuẩn nhân sự tốt hơn cho tập thể mình phụ trách.

Chỉ khi được ghi nhận một cách minh bạch và xứng đáng những nỗ lực của mình, nhân viên mới có động lực để tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ không có quy chuẩn về nhân sự nào phù hợp với tất cả mọi người, đó là lúc bạn cần tham chiếu từ văn hoá doanh nghiệp hay triết lý đội nhóm mà công ty bạn theo đuổi. Khi bộ phận TTNB và Nhân sự kết hợp tốt năng lực của mình, doanh nghiệp sẽ xây dựng hoàn thiện một tổ chức nơi nhân viên vừa thoải mái, vừa đảm bảo năng suất làm việc cao nhất.

Truyền thông nội bộ (TTNB) đóng vai trò là cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp có thể trực tiếp lắng nghe và tiếp nhận đầy đủ tất cả nguyện vọng, ý kiến cũng như các thuận lợi, khó khăn của từng thành viên gặp phải trong công việc.

Để giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được giải pháp tối ưu, phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh cũng như bộ máy nhân sự của mình, Blue C giới thiệu sản phẩm C WakeC Mirror. Đây là nhóm sản phẩm sẽ được thiết kế riêng để hỗ trợ từng doanh nghiệp “khảo sát chất lượng TTNB”, “khảo sát mức độ trung thành“, từ đó tìm ra lời giải cho các vấn đề về nhân sự mà bạn đang gặp phải.

Bài Viết Liên Quan